Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng khách hàng

Một phần của tài liệu 0299 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 87)

doanh nghiệp nhỏ và vừa

Những hạn chế trên đây tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Thăng Long có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra.

- Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, bản thân chính sách tín dụng của ngân hàng còn có thiết sót

khi chưa xây dựng được giới hạn tín dụng đối với từng nhóm đối tượng khách hàng DNNVV; do vậy hoạt động kiểm soát quy mô và giới hạn tín dụng của ngân hàng còn rất nhiều khó khăn và không hiệu quả.

Thứ hai, ngân hàng thiếu thông tin tín dụng về các DNNVV và chưa có

cách tìm kiếm thông tin chính thống đáng tin cậy. Để đi đến quyết định cho vay

là quá trình lựa chọn, thu thập, xử lý thông tin về khách hàng và phương án; thực tế việc thu thập thông tin tại chi nhánh còn nhiều hạn chế. Các thông tin cán bộ tín dụng thu thập được thường là các thông tin manh mún, chủ yếu lấy từ nguồn khách hàng cung cấp mà không đi vào thực tế phân tích nên mang tính chủ quan lớn.

Thứ ba, chưa thật sự có sự sâu sát trong hoạt động quản lý mảng khách

hàng DNNVV tại chi nhánh. Lãnh đạo đưa ra chủ trương và kế hoạch tuy nhiên

chưa cùng ngồi lại với cán bộ làm việc trực tiếp với khách hàng để đưa ra phương pháp, cách thức khai thác sâu khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. Chính điều này ảnh hưởng đến cách thức làm việc của cán bộ tín dụng, nhiều hành động mang tín hình thức và đối phó.

Thứ tư, hoạt động Marketing ngân hàng chưa được quan tâm và đầu tư

DNNVV, xác định thị trường mục tiêu, định vị hình ảnh, nâng cấp chất lượng còn chưa được chú trọng. Việc này làm giảm tính cạnh tranh của chi nhánh đối với các đối tác khác ví dụ như Ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ngay trên cùng địa bàn.

Thứ năm, chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng chưa cao. 100% cán bộ tín

dụng của chi nhánh đều tốt nghiệp đại học và được đào tạo một cách bài bản, tuy nhiên đi vào thực tế kinh doanh, cán bộ tín dụng cần phải có kinh nghiệm, tính nhạy bén với thị trường để đánh giá được một cách tổng quát về các rủi ro có thể xảy ra, cách giảm thiểu rủi ro trong quá trình tiếp cận khách hàng. Đây là vấn đề cốt lõi của chi nhánh. Đội ngũ cán bộ quá trẻ, khả năng xử lý nghiệp vụ và quản trị rủi ro hạn chế là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng DNNVV.

Thứ sáu, các sản phẩm đưa ra chưa sát với thực tế kinh doanh của

DNNVV. Các sản phẩm đưa ra theo tính tiêu chuẩn trong khi hoạt động của DNNVV còn rất nhiều ngõ ngách, do đó, các bộ phận phòng ban hội sở khi thiết kế sản phẩm phải nghiên cứu rõ thực tế kinh doanh, tạo điều kiện và chính

sách tốt nhất để chi nhánh có thể tiếp cận DN một cách dễ dàng, đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

- Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, năng lực quản lý và lập dự án vay vốn của DNNVV còn nhiều hạn chế. Các DNNVV thường là các doanh nghiệp mà phụ thuộc chủ yếu vào

giám đốc hoặc người đứng đầu, năng lực quản lý còn hạn chế do phát triển từ các hộ kinh doanh, hoạt động theo kinh nghiệm và mang tính mùa vụ. Một số doanh nghiệp lập phương án sản xuất kinh doanh còn mang tính chủ quan, chỉ dựa vào kinh nghiệm với nội dung sơ sài, thiếu căn cứ, không đánh giá và làm rõ tính khả thi hay thuyết phục đối với Ngân hàng; các kế hoạch thiết kế phần lớn nhằm mục đích đối phó với ngân hàng. Điều này ảnh hưởng đến quá trình

cấp tín dụng cho khách hàng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh

và DN để lỡ mất cơ hội kinh doanh.

Thứ hai, khả năng đáp ứng các yêu cầu cho vay của DNNVV đối với ngân hàng còn yếu kém.

Vốn tự có của các DNNVV, nhất là các DN ngoài quốc doanh thường thấp.

Trong điều kiện vay vốn, cả các món vay ngắn hạn và trung dài hạn ngân hàng thường yêu cầu DN phải có vốn đối ứng đi cùng với nguồn vốn giải ngân, thường

với các khoản vay ngắn hạn là 10%, các khoản vay trung dài hạn ~ 30 - 40% nhu

cầu vốn. Điều này gây khó khăn cho DNNVV trong việc có vốn đi song song với

vốn ngân hàng và thường DN không đáp ứng được. Ngoài ra, sự thiếu hụt về tài

sản bảo đảm theo đúng yêu cầu của ngân hàng cũng là một trong những rào cản

trong quá trình vay vốn của khách hàng.

Còn rất nhiều yêu cầu cho vay khác của ngân hàng đối với DNNVV, việc

kiểm soát các khả năng đáp ứng này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với

các khoản vay tại chi nhánh.

Thứ ba, DNNVV thiếu minh bạch trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng

Do việc kiểm soát thông tin của ngân hàng còn nhiều yếu kém, điều này là một phần khiến nhiều DNNVV hiện nay có sự thiếu minh bạch và rõ ràng trong việc cung cấp thông tin, đặc biệt là báo cáo tài chính. Áp lực chỉ tiêu khiến nhiều cán bộ tín dụng không đánh giá kỹ khách hàng, yêu cầu thông tin và tiếp nhận thông tin sơ sài càng khiến DN thể hiện sự thiếu minh bạch trong việc cung cấp thông tin.

Thứ tư, nhiều DNNVVsử dụng vốn sai mục đích hoặc không có thiện chí trả nợ gây nên nợ quá hạn cho ngân hàng

Trong thực tế, không ít DNNVV sử dụng vốn vay sai mục đích, đầu tư trục lợi, mua bán lòng vòng hoặc đầu tư vào các ngành nghề không đúng với

thực tế kinh doanh và mục đích đề nghị vay vốn (ví dụ doanh nghiệp sản xuất và thương mại thời trang đầu tư các dự án bất động sản); những khoản nợ này tất yếu trở thành nguy cơ của các khoản vay có vấn đề nếu chi nhánh không kiểm soát sau chặt và có biện pháp thu hồi nợ kịp thời. Bên cạnh đó, vì nhận thức còn hạn chế, nhiều DN có dấu hiệu trì hoãn việc trả nợ cho ngân hàng gây

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua việc phân tích chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại MB Thăng Long ở trên đã cho thấy công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV

của chi nhánh đang được đẩy mạnh và có những chuyển biến khá tích cực, đạt được nhiều kết quả nhất định. Song vẫn có một số tồn tại gây trở ngại cho công

tác nâng cao chất lượng tín dụng DNNVV của chi nhánh. Chính vì thế cần có những giải pháp để giải quyết, khắc phục những tồn tại tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng đối với DNNVV ngày càng được nâng cao hơn nữa.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆPNHỎ

VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠICỔ PHẦNQUÂNĐỘI - CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THĂNG LONG ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu 0299 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w