- Xây dựng quy trình tín dụng trung, dài hạn chi tiết hoàn chỉnh đối với từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Việc cho vay trung, dài hạn của NHHTX Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng hiện dựa trên quy trình cho vay chung và “Cẩm nang tín dụng Co-opbank” do Hội sở chính NHHTX Việt Nam ban hành áp dụng cho toàn hệ thống. Trong khi đó, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau lại có những đặc điểm về kĩ thuật, quản lý, chu kì kinh doanh...tiềm ẩn nhiều rủi ro khác nhau, chưa kể đặc thù vùng miền ở mỗi chi nhánh lại có những điểm khác biệt. Vì vậy, các quy định, thủ tục cho vay chung chưa đảm bảo được tính chặt chẽ và an toàn cho khoản vay. Trên thực tế, nhiều công đoạn của quá trình cho vay còn chưa được thực hiện đầy đủ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban, các cán bộ
ngân hàng, các bộ phận chuyên môn dẫn đến sự lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ trong quản lý món vay.
- Thường xuyên tổ chức khoá tập huấn, nâng cao kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn bồi dưỡng kĩ năng cho cán bộ trong toàn hệ thống của mình.
- Kịp thời ban hành, hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các nghị định, thông tư, chính sách của Ngân hàng Nhà nước cho toàn bộ chi nhánh.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức, tăng cường chức năng hoạt động của phòng quản lý rủi ro.
- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Ngân hàng cần kiểm tra một cách thường xuyên để sớm phát hiện và điều tiết hiệu quả của hoạt động tín dụng.
- Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng tại Hội sở chính - Hiện đại hóa hệ thống quản lý thông tin và công nghệ ngân hàng.
* Tóm tắt chương 3: Từ kết quả nghiên cứu thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng ở chương 2, kết hợp với định hướng phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng, ở chương 3 tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của các Ngân hàng. Nó mang lại nguồn thu nhập chủ yếu nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong hoạt động của ngân hàng. Có thể nói, hoạt động tín dụng đóng vai trò quyết định đến thành công của một ngân hàng. Đối với nền kinh tế, nó tạo ra kênh dẫn vốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng trung dài hạn nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường, nó không chỉ là vấn đề sống còn của các ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc củng cố hoàn thiện và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn là một vấn đề đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Đây là một vấn đề phức tạp không phải là một sớm một chiều là làm được mà cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng của nhà lãnh đạo ngân hàng.
Luận văn được thực hiện với mục đích phản ánh việc quản lý các khoản cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam nói chung và chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng. Luận văn đã phân tích một số vấn đề cơ bản trong lý thuyết về chất lượng cho vay trung dài hạn. Qua phân tích thực tế, luận văn đã chỉ ra các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất lượng cho vay trung dài hạn tại chi nhánh Hai Bà Trưng trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016. Căn cứ trên các vấn đề và nguyên nhân đã được tìm hiểu, luận văn đã đề xuất một số giải pháp đối với Chi nhánh Hai Bà Trưng và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ, nhằm nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn tại chi nhánh.
Với sự cố gắng, nỗ lực trong nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thực tế, cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của Giảng viên hướng dẫn - GS.TS. Nguyễn Văn Nam, tác giả hy vọng luận văn sẽ là tư liệu hữu ích để Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng xây dựng cơ chế phù hợp để nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn, góp phần vào sự phát triển chung của Chi nhánh và toàn hệ thống Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
Do hạn chế về kinh nghiệm thực tế và phạm vi nghiên cứu, bản luận văn sẽ không thể đề cập hết các tình huống, tồn tại và không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Hồng Hạnh ( 2013 ). Phát triển cho vay trung và dài hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương - Chi nhánh Hà Tây. Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại
học Kinh tế Quốc dân.
2. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân
3. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng (31/12/2014, 31/12/2015, 31/12/2016), Bảng cân đối tài khoản cấp V.
4. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng (31/12/2014, 31/12/2015, 31/12/2016), Bảng cân đối và sử dụng nguồn vốn.
5. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (2013), Quyết định số 152/2013/QĐ-NHHT về Quy chế cho vay của Ngân hàng Hợp tác đối với khách hàng.
6. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (2014), Quy chế 177/QC/HĐQT-NHHT về quy chế điều hòa vốn của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đối với Quỹ tín dụng nhân dân
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư số 31/2012/TT-NHNN Quy định về Ngân hàng hợp tác xã.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 03/2014/TT-NHNN Quy định về Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
10. Peter S.Rose (2002), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê. 12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật hợp tác xã.
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng.
14. Thủ tướng Chính phủ (2001), Nghị định số 48/2001/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
Website
1. Hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân http://www.vapcf.org.vn/
2. International Cooperative Bank Association
http://www.icba.coop/co-operative-bank
3. Ngân Hàng Hợp tác xã Việt Nam http://www.co-opbank.vn
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn
5. Thời báo ngân hàng http://www.thoibaonganhang.vn/
6. Bộ tài chính www.mof.gov.vn