Hoạt động quản trị rủi ro cần có sự phối hợp của cả CN và Hội sở chính. Ở cấp độ CN, CN Hai Bà Trưng có thể thực hiện các biện pháp tăng cường giám sát các khoản vay để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra sử dụng vốn vay sau giải ngân nhằm phát hiện kịp thời các khoản nợ có vấn đề. Nội dung các biện pháp bao gồm:
Xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp
Muốn đạt được hiệu quả trong hoạt động giám sát cho vay, NHHT phải có định mức số lượng khách hàng, dư nợ cho cán bộ tín dụng một cách phù hợp với khả năng quản lý và thực hiện tốt việc kiểm tra cả trong và sau cho vay. Xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp với từng hình thức cho vay và kết quả phân loại nợ, đảm bảo yêu cầu mật độ kiểm tra cao hơn đối với những nhóm nợ xấu. Kiểm tra toàn diện, chi tiết các khoản vay vượt quá một mức dư nợ nhất định, kiểm tra điển hình với nhóm khách hàng được xếp loại nợ đủ tiêu chuẩn.
Thực hiện kiểm tra và giám soát các khoản vay
Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay thường xuyên. Họ cũng thường xuyên theo dõi tiến độ của kế hoạch cho vay. Việc kiểm tra được thực hiện thông qua không chỉ các báo cáo, văn bản tài liệu giấy mà còn phải qua khảo sát thực tế. Cán bộ tín dụng cũng thực hiện đồng thời kiểm tra định kỳ và bất ngờ kiểm tra để tìm ra những vấn đề phát sinh trong suốt thời gian vay.
Một số đánh giá cán bộ tín dụng phải thực hiện trong giai đoạn này:
- Đánh giá thái độ và trách nhiệm của khách hàng về việc trả nợ vay ngân hàng - Đánh giá khả năng thanh toán thông qua một số chỉ số thanh khoản như tỷ lệ thanh toán hiện hành, tỷ lệ thanh toán nhanh.. .để đảm bảo khách hàng có thể trả nợ vốn vay kịp thời
- Đánh giá phương án - dự án vay vốn, kiểm tra kết quả, tiến độ của dự án để so sánh và tìm ra sự khác biệt trong khía cạnh: quy mô, doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất sử dụng tài sản.Bằng cách làm những phân tích và so sánh, các cán bộ tín
dụng có thể hiểu được các vấn đề có thể phát sinh hoặc tìm ra các sai sót trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, từ đó có cái nhìn đúng về các khoản vay và rủi ro có thể xảy ra của khoản vay.
- Đánh giá lại tài sản đảm bảo về giá trị và tình trạng của tài sản đảm bảo để điều chỉnh phân bổ vốn hoặc yêu cầu khách hàng vay bổ sung thêm các tài sản thế chấp nếu cần.
Đồng thời, chi nhánh cũng đánh giá tình hình tài chính của khách hàng vay để đảm bảo khả năng thu hồi vốn vay. Cán bộ tín dụng cần phải đánh giá những thay đổi trong tình hình tài chính của khách hàng vay, cơ cấu vốn và chính sách của doanh nghiệp, chính sách phân phối lợi nhuận. Nếu có bất kỳ thay đổi bất thường nào, nó có thể là một tín hiệu thể hiện rằng các doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả mà ngân hàng cần quan tâm và có biện pháp để xử lý kịp thời.
Xử lý vấn đề phát sinh
Những dấu hiệu bất thường như chậm trễ trong việc gửi báo cáo tài chính cho ngân hàng hoặc trả tiền không đúng kế hoạch như lịch thanh toán hoặc thái độ lảng tránh từ khách hàng.. .Để đối phó với những vấn đề này, cán bộ tín dụng phải nhanh chóng nhận ra mức độ thiệt hại mà vấn đề tạo ra, đồng thời, kiểm tra giám sát chặt chẽ và tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp để giảm thiểu hậu quả của những vấn đề này như sau:
Trong trường hợp khách hàng vay có khó khăn tạm thời về tài chính nhưng vẫn có thiện chí trả nợ, ngân hàng sẽ hỗ trợ họ. Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh và ngành nghề kinh doanh, NHHT thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ nếu khách hàng chứng minh được khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ điều chỉnh kỳ hạn. Đồng thời, NHHT phải đưa khách hàng vào diện cần chú ý đặc biệt, cán bộ tín dụng cần phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau cơ cấu. Đối với các khách hàng có khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, ngân hàng phải có các biện pháp giám sát khách hàng, đề nghị hoặc giúp đỡ tư vấn cho khách hàng, giúp họ đưa ra các lộ trình xử lý với thời gian hoàn thành và phương án kế hoạch trả nợ một cách cụ thể.
Nếu khách hàng không có khả năng để vượt qua khó khăn và không có thiện chí trả nợ, ngân hàng phải bán tài sản thế chấp hoặc bán nợ để thu hồi nợ. Đây là giải pháp cuối cùng để cứu vốn của ngân hàng.
Bên cạnh việc kiểm tra việc sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng cần quan tâm đến dòng tiền vào ra của khách hàng, yêu cầu khách hàng giao dịch thanh toán qua chuyển khoản, hạn chế rút tiền mặt. Nếu khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, cán bộ tín dụng cần kiểm soát tránh trường hợp tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn lại không có khả năng thanh toán cho ngân hàng.
3.3. Kiến nghị
Tín dụng trung dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì thời hạn vay thường lâu và giá trị món vay lớn. Hậu quả của rủi ro ngoài thiệt hại cho Ngân hàng còn ảnh hưởng đến người gửi tiền, ảnh hưởng đến sự an toàn của toàn hệ thống ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không phải chỉ là trách nhiệm của riêng ngành ngân hàng mà còn cần sự phối hợp của Chính phủ, các cơ quan quản lý như NHNN, bộ tài chính và các bộ ngành có liên quan.