- Đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng nguồn vốn hỗ trợ cho hệ thống QTDND thông qua việc bổ sung vốn điều lệ cho NHHT để NHHT phát triển mạnh về quy mô, năng lực tài chính, trình độ quản trị, công nghệ, đóng vai trò làm đầu mối điều hòa, cân đối vốn trong hệ thống QTDND và có khả năng chăm sóc, hỗ trợ với hiệu quả tốt nhất cho các QTDND.
- Đề nghị Chính phủ điều chỉnh tăng vốn pháp định đối với QTDND cơ sở thay vì 100 triệu đồng theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006, có như vậy mới nâng cao năng lực tài chính, khả năng huy động và cho vay của từng QTDND, tạo điều kiện nâng cao số tiền cho vay các thành viên là các HTX, chủ trang trại và các doanh nghiệp ở nông thôn thay thế dần vai trò của các NHTM nhà nước sau khi cổ phần hoá, phù hợp với các quy định về an toàn vốn.
- Đề nghị Chính phủ giảm thuế thu nhập đối với các QTDND cơ sở thay vì 20% như khoản 4 điều 13 Luật Thuế doanh nghiệp năm 2008, áp dụng từ 1/1/2009, số thuế được giảm QTDND sẽ có điều kiện dùng để đầu tư vào hiện đại hóa công nghệ thông tin, NHNN tạo điều kiện để các QTDND được hưởng lợi ích từ dự án “Liên kết nông thôn và thành thị góp phần chống đói nghèo” mà NHNN và DID đã ký kết, giúp các thành viên của QTDND được sử dụng những dịch vụ giao dịch mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ tin học.
- Đề nghị Chính phủ và NHNN cho các QTDND cơ sở tham gia giải ngân nguồn vốn hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình, doanh nghiệp thuộc 61 huyện nghèo để tạo thuận lợi cho các thành viên QTDND vay vốn và cơ hội để QTDND mở rộng tín dụng.
- Đề nghị Chính phủ dành một tỷ lệ nhất định trong lợi tức cổ phần hàng năm thuộc vốn của nhà nước tại NHHT để xây dựng quỹ đào tạo cán bộ dành cho hệ thống QTDND nhằm giúp họ nâng cao năng lực quản trị, điều hành, trình độ công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững hệ thống QTDND, NHNN và Hiệp hội QTDND là những đơn vị tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ từ cán bộ quản lý đến cán bộ nghiệp vụ, kể cả cán bộ công nghệ.
- Chính phủ cần hoàn thiện, đồng bộ hóa môi trường pháp lý, đảm bảo tính đầy đủ thống nhất cũng như nâng cao hiệu quả trong sự điều chỉnh của pháp luật với hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự đồng bộ, phù hợp của hệ thống pháp luật sẽ tạo ra hành lang pháp lý cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp hoạt động ổn định, mặt khác đảm bảo tính an toàn, hiệu quả cho hoạt động tín dụng ngân hàng.
- Chính phủ cần ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế. Các quy hoạch ngành, định hướng phát triển ngành, vùng cần được xây dựng cụ thể, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và ổn định. Có vậy mới tạo được sự an tâm cho các ngân hàng khi cấp tín dụng trung và dài hạn cũng như hạn chế những rủi ro khi có sự thay đổi đột ngột trong định hướng chính sách của chính phủ, khiến cho dự án khi thực hiện có thể khó khăn. Các chính sách về khuyến khích, hạn chế cho hoạt động xuất nhập khẩu cần được công khai hoá, ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên. Việc điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội là cần thiết nhưng không nên quá nhiều lần trong năm ảnh hưởng đến tâm lý người dân, khiến ngân hàng khó huy động được vốn dài hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay.
- Tăng cường quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động theo đúng chức năng, quy mô và nhiệm vụ, hoạt động phù hợp với vốn điều lệ, năng lực trình độ quản lý. Có biện pháp xử lý đủ tính răn đe nhằm hạn chế tối đa đối với các trường hợp vi phạm: buôn lậu, làm hàng giả, lừa đảo... Cần có biện pháp kinh tế, hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng —pháp lệnh kế toán thống kê”. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp nhằm xác lập sự lành mạnh của các chủ thể kinh tế trong cơ chế thị
trường. Các doanh nghiệp Nhà nước cần được bộ tài chính cấp đủ vốn hoạt động. Điều đó sẽ giải quyết được tình trạng vốn vay ngân hàng chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của một số doanh nghiệp nhà nước như hiện nay.
- Một vấn đề Chính phủ cần quan tâm hiện nay là trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt, thông tin trở thành một tài sản quý giá thì việc xuất hiện của những tổ chức chuyên cung cấp thông tin là cần thiết miễn là những thông tin mua bán trao đổi ấy hợp pháp. Các trung tâm trên sẽ là nguồn thông tin đáng kể mà ngân hàng sẽ sử dụng.
- Ngoài ra nên có những giải pháp để giảm bớt thủ tục hành chính giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài thuận tiện hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Điều này sẽ thu hút các nhà đầu tư lớn nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng trên thế giới cũng như trong khu vực tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam. Nhờ đó, các ngân hàng thương mại trong nước có thể tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh, quản trị điều hành, quản lý, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng...