Giới thiệu về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng

Một phần của tài liệu 0263 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung hạn và dài hạn tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam nói chung và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng

2.1.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-operative Bank: viết tắt là Co-opbank) tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (tên tiếng Anh là Central People's Credit Fund, viết tắt: CCF). Ngày 08/06/1995: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số 162/QĐ-NH5 về việc cho phép thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và Quyết định số 200/QĐ-NH5 về việc cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương với số vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, thời gian hoạt động 99 năm. Ngày 05/08/1995: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tiến hành tổ chức lễ khai trương chính thức đi vào hoạt động tại 40 Hàng Vôi - Quận Hoàn Kiếm - Hà nội với 19 cán bộ được tổ chức thành 6 Phòng, Ban. Với chức năng huy động vốn, đại diện cho hệ thống tiếp nhận vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tài trợ cho chương trình tín dụng phát triển nông nghiệp - nông thôn, điều hoà vốn và cung cấp các dịch vụ cho toàn hệ thống, tương trợ hệ thống, giúp các QTDND Cơ sở ở xã, phường phát triển ổn định.

Trải qua hành trình 18 năm xây dựng và phát triển, ngày 01/07/2013, Quỹ tín dụng Trung ương và hệ thống mạng lưới chính thức chuyển sang hoạt động theo tên gọi mới là Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trên toàn quốc theo giấy phép thành lập số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với vốn điều lệ là 3.000 tỉ đồng, có thời hạn hoạt động 99 năm. Vốn điều lệ của ngân hàng bao gồm vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước Việt Nam, vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân thành viên và các pháp nhân khác. Ngân hàng Hợp tác có địa bàn hoạt động trong và ngoài nước, Trụ sở chính tại Tầng 4 - Tòa nhà N04 - Hoàng Đạo Thúy - Phường Trung Hoà - Quận Cầu Giấy - Hà Nội với 27 Chi nhánh, 70 Phòng giao dịch và 1.200 Quỹ tín dụng nhân dân thành viên ở các xã, phường..

Ngân Hàng Hợp Tác là một Tổ chức tín dụng hợp tác nhằm tương trợ và tăng cường hiệu quả cho hoạt động của hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân, làm đầu mối của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, giữ vai trò điều hoà vốn.

Sứ mệnh: Xây dựng và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn..., đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về chống đói nghèo, giữ vững vai trò là “Ngân hàng của tất cả các Qũy tín dụng nhân dân” hoạt động theo hướng tăng trưởng - an toàn - hiệu quả - bền vững.

Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng hiện đại, phục vụ hiệu quả hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.

Giá trị cốt lõi: Phát triển Ngân Hàng Hợp Tác mạnh về quy mô, năng lực tài chính, trình độ quản trị, công nghệ; đóng vai trò làm đầu mối điều hòa, cân đối vốn trong hệ thống QTDND và có khả năng chăm sóc, hỗ trợ có hiệu quả cho các QTDND..

Slogan: Hợp tác cùng phát triển.

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam — chi nhánh Hai Bà Trưng

Quỹ tín dụng nhân dân trung ương - Chi nhánh Hai Bà Trưng được thành lập theo quyết định số 40/2010/QD-QTDTW ngày 19/04/2010 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị QTDTW. Quỹ tín dụng nhân dân trung ương - Chi nhánh Hai Bà Trưng trực tiếp giao dịch với khách hàng và thực hiện các hoạt động tín dụng - dịch vụ theo phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc QTDTW. Tháng 7/2013, QTDND TW chuyển đổi mô hình, trở thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Theo đó, QTDND TW - chi nhánh Hai Bà Trưng cũng trở thành NHHTX Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng là đơn vị hạch toán độc lập, có con dấu riêng, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh và chịu sự quản lý trực tiếp của NHHTX Việt Nam. Chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan theo luật của các tổ chức tín dụng, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của NHHTX Việt Nam, theo quy chế hoạt động của chi nhánh và theo ủy quyền của Tổng giám đốc NHHTX Việt Nam.

Chi nhánh có tên giao dịch là Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng, gọi tắt là NHHTX - Chi nhánh Hai Bà Trưng, có trụ sở tại số 57 Võ Văn Dũng - Hoàng Cầu - Hà Nội.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam — chi nhánh Hai Bà Trưng

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng có bộ máy tổ chức gọn nhẹ, tinh giản, nhưng vẫn đầy đủ các phòng ban cần thiết để đảm bảo thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của mình. Chi nhánh có 4 phòng nghiệp vụ, 2 phòng ban chức năng và 1 phòng giao dịch. Cụ thể như sau:

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức NHHTX Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

a. Ban giám đốc

Lãnh đạo của NHHTX - chi nhánh Hai Bà Trưng là Ban giám đốc gồm 01 giám

đốc, 01 phó giám đốc giám sát và điều hành mọi hoạt động công việc của chi nhánh. Trong đó, giám đốc chi nhánh là người tổ chức chỉ đạo điều hành, quản lý và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của chi nhánh như: hoạt động kinh doanh, quản lý nhân viên, quan hệ hợp tác, đầu tư... theo sự ủy nhiệm của ĐHĐCĐ và Tổng Giám đốc.

Phó giám đốc chi nhánh là người quản lý một số hoạt động của chi nhánh do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc được giao đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của mình. Kiểm tra, đôn đốc nhân viên dưới quyền trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước, các quy định của NHHTX Việt Nam.

Ban giám đốc có quyền xử lý và kiến nghị lên Tổng giám đốc hay các cấp có thẩm quyền xử lý những hành vi, sai phạm về các nghiệp vụ và các dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Ban giám đốc là đại diện pháp nhân của chi nhánh, và là người chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng giám đốc NHHTX Việt Nam.

b. Phòng Ke toán và ngân quỹ

- Thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán

của các phòng và đơn vị trực thuộc.

- Hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng tại chi nhánh. - Lập và phân tích báo cáo tài chính, kế toán hàng tháng, quý, năm.

- Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ, nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các

quỹ.

- Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh của các phòng, đơn vị trực thuộc và toàn chi nhánh.

- Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của toàn chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh, cân đối thu chi tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đơn vị trực thuộc.

- Quản lý giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng vay. - Thực hiện các báo cáo theo quy định hiện hành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.

c. Phòng tín dụng doanh nghiệp và tín dụng thành viên

Đây là 2 phòng quan trọng nhất của chi nhánh (trước đây chung một phòng được gọi là phòng kinh doanh ), chuyên sâu về nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanh toán. Đây là nơi mang lại nguồn thu nhập chính cho chi nhánh. Chức năng chính của 2 phòng này là nghiên cứu, xem xét và cấp tín dụng cho khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau, đồng thời xem xét các hồ sơ vượt quyền phán quyết của phòng giao dịch để có đề xuất nhằm tham mưu cho Ban giám đốc đưa ra các quyết định cấp tín dụng đói với khách hàng.

Phòng tín dụng doanh nghiệp thì thực hiện nhiệm vụ cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân. Phòng tín dụng thành viên thì quản lý việc cho vay điều hòa vốn đối với các QTDND

Ngoài chức năng cho vay, 2 phòng tín dụng doanh nghiệp và tín dụng thành viên còn được đảm nhiệm thêm nhiệm vụ như: lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn,

ST T Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọn g (%) Số tiền (tỷ đồng) trọnTỷ g (%) Số tiền (tỷ đồng) trọnTỷ g (%)

trung và dài hạn, khai thác và cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và phát triển mạng lưới của chi nhánh theo từng đối tượng khách hàng mà mình phụ trách. Hai phòng trên còn thực hiện nghiệp vụ thanh toán, công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, lập các báo cáo thống kê về nguồn và sử dụng nguồn vốn, lưu trữ bảo quản hồ sơ theo quy định hiện hành.

d. Phòng giao dịch số 5

Phòng giao dịch số 5 đặt tại Số 71 Nguyễn Hữu Huân - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ tương tự như phòng tín dụng doanh nghiệp và tín dụng thành viên, bên cạnh đó nó còn kiêm nhiệm thêm chức năng huy động vốn. Chức năng chính của phòng là nghiên cứu, xem xét và cấp tín dụng cho khách hàng thuộc địa bàn mình quản lý, tùy theo năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng với hạn mức cho vay nhất định.

e. Phòng kiểm tra nội bộ

Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại trụ sở chi nhánh và tất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh. Tư vấn cho giám đốc các vấn đề liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Kiểm tra thực hiện các quy chế, chế độ giúp cho chi nhánh hoạt động đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao. Tiếp nhận, thẩm tra xác minh các vụ khiếu nại có liên quan đến cán bộ công nhân viên của chi nhánh và đề xuất biện pháp xử lý trình giám đốc. Lập báo cáo và tổng hợp nhiệm vụ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của NHHTX Việt Nam.

f. Phòng hành chính

- Quản lý nhân sự, đào tạo nhân viên, tính lương, tổ chức sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu hoạt động của chi nhánh.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch được giao như: công tác văn thư, hành chính, quản trị, lập báo cáo về công tác cán bộ, lao động, tiền lương.

- Ngoài ra, còn làm công tác hậu cần cho chi nhánh: lễ tân, vận tải, bảo vệ cơ quan, bảo vệ tài sản...

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

g. Tổ tin học chuyên trách

Phụ trách việc lắp đặt , bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy tính, máy in, máy fax. Cài đặt đường mạng Internet và mạng nội bộ tại chi nhánh, đảm bảo cho công việc vận hành trên hệ thống hàng ngày và kết nối đường truyền giữa chi nhánh - Hội sở cũng như các chi nhánh và ngân hàng khác được thông suốt.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng

Cùng với chi nhánh Hà Tây, chi nhánh Hai Bà Trưng là một trong hai chi nhánh của NHHTX Việt Nam đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, NHHTX - Chi nhánh Hai Bà Trưng thực hiện chức năng nhận tiền gửi điều hòa vốn với các kì hạn ngắn hạn, trung và dài hạn cùng với cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với 19 QTDND cơ sở (gồm 17 QTDND có trụ sở tại thành phố Hà Nội và 02 QTDND có trụ sở thuộc tỉnh Thái Nguyên ) cũng như nhận tiền gửi và cho vay đối với các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn huy động vốn của NHHT - Chi nhánh Hai Bà Trưng chủ yếu đến từ 3 kênh huy động chính là: Vốn điều chuyển từ Hội sở, Tiền gửi điều hòa của các QTDND và tiền gửi của các tổ chức, dân cư.

55 5 21 3 62 5

2.

1 Tiền gửi điều hòacác QTDND

506.0 58 6 3.8 587.5 91 70.7 4 580.9 68 68.8 4 2.

22. Tiền gửi tiết kiệm 47 73.6 289. 67 60.3 727 46 59.3 7.03 3 Tiền gửi các TCKT 23. 55 2. 97 12.6 63 1.52 14.1 48 1.68 3. Các khoản phải trả 0.2 68 0. 03 0.2 98 0.03 0.4 82 0.06 4. Vốn điều chuyển 130.8 77 5 16 01 108.4 13.05 37119.7 14.19 5. Thu nhập 58.491 7. 37 51 60.9 7.34 74 67.7 8.03 6. Vốn khác 0.1 62 0. 02 0.2 45 0.03 1.3 51 0.16 Tổng số 793.2 54 100 73 830.6 1ÕÕ 843.8 91 1ÕÕ

Tình hình tài chính của NHHT - Chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 đã có sự phát triển nhanh chóng. Tổng nguồn vốn có tốc độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ST T Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền trọngTỷ (%) (tỷ đồng) đồng)(tỷ đồng)(tỷ

tăng trưởng ổn định, tăng 6.38% từ 793.254 tỷ năm 2014 lên 843.891 tỷ năm 2016. Cơ cấu nguồn vốn của NHHT - chi nhánh Hai Bà Trưng có tỷ trọng không đồng đều, nguồn chủ yếu đến từ tiền gửi điều hòa của các QTDND. Năm 2016, tiền gửi điều hòa QTDND chiếm 68.84% tổng nguồn vốn (tương đương 88,77% nguồn vốn huy động), trong khi tiền gửi tiết kiệm của dân cư chỉ chiếm 7.03% và tiền gửi của tổ chức chiếm 1.68% tổng nguồn vốn.

Theo quy định và ràng buộc từ “Thông tư số 31/2012/TT-NHNN”, vốn nhàn rỗi của QTDND thành viên phải gửi vào tài khoản tiền gửi điều hòa vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Trong giai đoạn 2014 - 2016, mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận lợi và tình hình trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên kinh tế Việt Nam giai đoạn này cũng có những tín hiệu lạc quan nhất định, trong đó đặc biệt là khả năng kiểm soát lạm phát và tốc độ tăng trưởng khả quan của nền kinh tế. Các cá nhân và tổ chức kinh tế đã yên tâm đẩy mạnh đầu tư hơn, theo số liệu của “Tổng cục thống kê (2016), tình hình kinh tế - xã hội 2016” thì số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng kỷ lục đạt mức 110.1 nghìn doanh nghiệp, tăng 16.2% so với năm 2015, đấy là còn chưa kể đến các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng mạnh. Do đó, tiền gửi tiết kiệm từ các cá nhân và tổ chức kinh tế vẫn duy trì ở mức ổn định và có sự giảm nhẹ qua các năm gần đây. Mặc dù giai đoạn này, nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và có dấu hiệu khởi sắc nhưng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, nên tình trạng dư thừa vốn tại các tổ chức tín dụng trở nên phổ biến, NHHT Việt Nam và các QTDND cũng không phải là ngoại lệ. Với ràng buộc khi có tiền nhàn rỗi phải ưu tiên gửi tại NHHT Việt Nam, nguồn tiền gửi điều hòa từ các QTDND gửi vào NHHT mà cụ thể trong trường hợp này là

Một phần của tài liệu 0263 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung hạn và dài hạn tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43)