Đặc điểm hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Một phần của tài liệu 0263 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung hạn và dài hạn tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 56)

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiền thân là Quỹ tín dụng Trung ương là một tổ chức tín dụng hợp tác, do các Quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác tham gia góp vốn thành lập, được Nhà nước hỗ trợ vốn để hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Mục tiêu chính là tương trợ hệ thống, giúp các QTDND ở xã, phường phát triển ổn định, chức năng chính của NHHT là điều hòa vốn trong hệ thống, cung ứng dịch vụ, chăm sóc, tư vấn cho QTDND thành viên, thực hiện một số nhiệm vụ của tổ chức liên kết hệ thống QTDND do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tại Thông tư số 31/2012/TT-NHNN. Cụ thể :

+ Vốn nhàn rỗi của QTDND thành viên phải gửi vào tài khoản tiền gửi điều hòa vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và được duy trì ở một mức tối thiểu do Đại hội thành viên Ngân hàng Hợp tác xã quy định.

+ QTDND thành viên được Ngân hàng Hợp tác xã cho vay vốn khi có nhu cầu hoặc khó khăn tạm thời về thanh khoản.

+ Cơ chế lãi suất tiền gửi và tiền vay điều hòa vốn rõ ràng, minh bạch, có nhiều ưu đãi, đảm bảo tính tương trợ giữa các thành viên trong hệ thống, góp phần tăng cường tính liên kết, an toàn của hệ thống.

+ Quy định về các điều kiện, thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc điều hòa vốn. + Xây dựng, phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động của QTDND thành viên, đáp ứng nhu cầu của các QTDND và phục vụ phát triển lợi ích cộng đồng trên địa bàn.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay đối với khách hàng ngoài hệ thống khi đã ưu tiên đáp ứng nhu cầu điều hòa vốn của QTDND thành viên. Như vậy, Ngân hàng Hợp tác là tổ chức đầu mối liên kết nhằm mục tiêu hỗ trợ cho hệ thống QTDND và để có thể hỗ trợ cho hệ thống QTDND ngày càng tốt hơn thì Ngân hàng Hợp tác cũng phải có lợi nhuận để tăng cường năng lực tài chính. Điều khác biệt so với các ngân hàng thương mại khác là Ngân hàng Hợp tác hoạt động có lợi nhuận nhằm tăng cường năng lực tài chính ngày càng vững mạnh làm cơ sở cho việc quay trở lại phục vụ cho các QTDND thành viên của mình.

Một phần của tài liệu 0263 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung hạn và dài hạn tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 56)