Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn tạ

Một phần của tài liệu 0263 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung hạn và dài hạn tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 34)

1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính

Nhóm chỉ tiêu định tính là nhóm chỉ tiêu nhằm đánh giá quy chế, chính sách tín dụng của ngân hàng và việc tuân thủ các quy chế đó. Khi cho vay vốn, các ngân hàng phải tuân thủ nguyên tắc:

Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Vốn vay phải được hoàn trả đủ gốc + lãi đúng thời hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Các chỉ tiêu định tính bao gồm:

Sự phù hợp và tuân thủ luật và các văn bản quy phạm pháp luật

Cho vay phải được thực hiện theo quy định của pháp luật đã được ban hành bởi chính phủ và các tổ chức chính phủ có liên quan như NHNN, bộ tài chính.. .Ở nước ta hiện nay, văn bản luật luật phổ biến nhất và chi phối đến tất cả các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tài chính là — Luật các tổ chức tín dụng —, sau đó là các quy định về cho vay khác.

Sự đáp ứng các quy định cho vay của NHTM

Chất lượng cho vay được coi là tốt khi nó đáp ứng tất cả các yêu cầu trong các quy định cho vay. Điều này được thể hiện qua việc làm theo đúng quy trình cho vay và hợp đồng vay. Một khoản tín dụng được coi như có chất lượng cao khi nó được thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng vay. Bất kỳ điều kiện nào trong hợp đồng vay bị vi phạm, khoản tín dụng đó sẽ được coi như có chất lượng thấp. Vì vậy, việc thực hiện hợp đồng phải được theo dõi và quản lý sớm hơn, ngay trước khi khoản vay được chấp nhận bởi ngân hàng.

Các chỉ tiêu chất lượng nêu trên chỉ phản ánh một phần của chất lượng cho vay. Đó là những điều kiện bắt buộc để có một khoản vay chất lượng. Tuy nhiên, để kiểm tra việc cho vay, cần phải có các chỉ tiêu định lượng. Các ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu định lượng để đánh giá vì nó mang tính trực quan và lượng hóa được. Ngân hàng sẽ phân tích tổng hợp các chỉ tiêu, từ đó đưa ra kết luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng

a. Chỉ tiêu tăng trưởng cho vay trung và dài hạn

9 (Dự nợ cho vay trung - (Dự nợ cho vay trung

Tăng trưởng dự nợ w (τιλλ

dài hạn năm N) dài hạn năm (N-1))

cho vay trung dài hạn = ---—--- ---——---— --- .100% Dự nợ cho vay trung dài hạn năm (N-1)

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trung và dài hạn phản ánh mức độ tăng trưởng về quy mô của hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng trong năm. Mặc dù chỉ tiêu này phản ánh quy mô cho vay nhưng thông qua nó, chất lượng cho vay được phản ánh một cách gián tiếp. Nếu chất lượng cho vay không được đảm bảo thì các ngân hàng cũng khó mà mở rộng quy mô cho vay. Thực tế, một số ngân hàng có chất lượng cho vay không tốt bị buộc dừng mở rộng hoạt động tín dụng, còn nếu chất lượng cho vay tốt, các ngân hàng sẽ có điều kiện và cơ sở để mở rộng hoạt động này nhằm tăng lợi nhuận.

Tỷ lệ này cao cho biết hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng là ổn định. Chỉ tiêu này cũng phản ánh khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng, dẫn đến khả năng thu được lợi nhuận cao cho ngân hàng.

b. Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo

Dư nợ tín dụng trung, dài hạn có TSDB Tỷ lệ dư nợ tín dụng trung =---x 100%

dài hạn có TSDB Tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn

Tỷ lệ này cho biết trong số dư nợ tín dụng trung và dài hạn tại một thời điểm có bao nhiêu phần trăm dư nợ được đảm bảo bằng tài sản. Tái sản đảm bảo là nguồn trả nợ khi nguồn thứ nhất là thu nhập từ hoạt động không đảm bảo cho việc trả nợ. Vì vậy tỷ lệ này càng cao thì càng an toàn.

c. Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn

Để đánh giá về tính an toàn và khả năng thu hồi vốn của hoạt động tín dụng đặc biệt là với họat động tín dụng trung, dài hạn, các NHTM thường sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ này được tính như sau:

Dư nợ quá hạn trung, dài hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = ---

Tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ trung, dài hạn có bao nhiêu % là nợ quá hạn. Trong đó, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần gốc hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao cho biết tính an toàn của khoản vay càng thấp, khách hàng mất khả năng thanh toán, ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn, không thu hồi được nợ. Nếu ngân hàng không có biện pháp, để duy trì tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Ở chiều ngược lại, tỷ lệ này thấp cho thấy chất lượng tín dụng là cao, ngân hàng làm tốt quy trình cho vay và thu hồi nợ, giảm chi phí trong việc quản lý nợ quá hạn. Bên cạnh đó, chúng ta cần chú ý đến các yếu tố làm sai lệch tỷ lệ này, việc chuyển nợ quá hạn cần tuân thủ đúng nguyên tắc, tránh việc gia hạn nợ tràn lan để giảm tỷ lệ nợ quá hạn, làm đẹp bảng cân đối của các ngân hàng, điều này sẽ vô hình chung đẩy các ngân hàng tiến sâu vào tình trạng rủi ro, mất khả năng thanh khoản cao.

Thực tiễn cho thấy, những vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay và thu hồi nợ là không thể tránh khỏi, do đó các ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định coi như giới hạn an toàn và cố gắng kiểm soát tỷ lệ này ở mức độ hợp lý nhất có thể.

Nợ xấu tín dụng trung, dài hạn Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ tín dụng trung, dài hạn

Chỉ tiêu này cho thấy tỷ trọng nợ xấu trung, dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng trung, dài hạn. Nó chỉ phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng trong một thời điểm nhất định, quy mô của dư nợ tín dụng trung và dài hạn không đổi. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, chứng tỏ các khoản nợ có khả năng không đòi được giảm, phản ánh hiệu quả trong họat động cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng được nâng cao.

Các chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ xấu vẫn là những chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nó cho thấy không phải cứ dư nợ tín dụng cao là tốt vì nếu ngân hàng không có biện pháp quản lý nợ tốt thì sẽ dẫn đến phát sinh nhiều nợ khó đòi, nợ quá hạn.

d. Chỉ tiêu lợi nhuận

Chất lượng tín dụng của ngân hàng ngoài yêu cầu về an toàn còn cần tạo ra lợi nhuận, bù đắp được những chi phí mà ngân hàng bỏ ra như chi phí huy động vốn, chi phí khác...Do đó, việc phân tích chỉ tiêu lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng nói chung cũng như chất lượng tín dụng trung, dài hạn nói riêng

Lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạn Tỷ lệ sinh lời trung và dài hạn =

Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng trung, dài hạn. Khi bỏ ra một đồng vốn cho vay, ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trên góc độ của ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ lợi nhuận thu được từ tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng càng lớn, có thể kết luận chất lượng tín dụng của ngân hàng đã được nâng cao.

Lợi nhuận thu từ tín dụng trung dài hạn

Tỷ lệ lợi nhuận = --- trung và dài hạn Tổng lợi nhuận tín dụng

Chỉ tiêu này cho thấy rõ hơn vị trí của tín dụng trung, dài hạn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phân tích chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng sinh lời từ

hoạt động tín dụng trung, dài hạn đối với ngân hàng trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng. Qua đó, thấy được tầm quan trọng của nó để có biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay.

e. Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn

Dư nợ tín dụng trung và dài hạn Hiệu suất sử dụng vốn trung và dài hạn = ---

Nguồn vốn trung và dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng nguồn vốn trung, dài hạn để cho vay trung, dài hạn. Neu tỷ lệ này nhỏ hơn hoặc bằng một, chứng tỏ nguồn vốn trung, dài hạn và tín dụng trung, dài hạn có sự phù hợp về kỳ hạn nên độ an toàn sẽ được đảm bảo, tuy nhiên nó cũng cho thấy ngân hàng không tận dụng được hết nguồn vốn trung và dài hạn. Neu tỷ lệ này lớn hơn một, chứng tỏ nguồn vốn trung, dài hạn của ngân hàng không đủ để tài trợ cho hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng. Trên thực tế, các ngân hàng vẫn làm đó là có thể sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn và phải tuân thủ theo một tỷ lệ nhất đinh được cho phép bởi NHNN. Tỷ lệ này càng lớn hơn nhiều so với một, chứng tỏ ngân hàng sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tín dụng trung, dài hạn. Điều này là không an toàn với các ngân hàng, nó gây ra nguy cơ mất cân đối kì hạn giữa huy động và cho vay, tạo ra nhiều rủi ro trong việc đảm bảo an toàn vốn của các ngân hàng, cũng như các rủi ro liên quan đến thanh khoản. Nhưng nếu tỷ lệ này gần bằng một, có nghĩa rằng phần nguồn vốn ngắn hạn dùng để tài trợ cho tín dụng trung, dài hạn được đảm bảo ở mức độ hợp lý, cho phép giảm rủi ro, mà ngân hàng vẫn tận dụng được khoản tiền nhàn rỗi từ nguồn vốn ngắn hạn mình có.

Ngoài các chỉ tiêu cơ bản đã nêu ra ở đây, chất lượng tín dụng trung, dài hạn của các NHTM còn được đánh giá, xem xét, thể hiện qua một số chỉ tiêu như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo...Có thể thấy, khi xem xét đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn ta không thể căn cứ vào một chỉ tiêu cụ thể nào mà phải sử dụng kết hợp một hệ thống các chỉ tiêu để có thể đưa ra kết luận. Giữa chất lượng chưa tốt và chất lượng tốt không phải lúc nào cũng rạch ròi và cũng không dễ để nhận ra. Ngay cả khi ta sử dụng mọi chỉ tiêu thì cũng chưa chắc đã đánh giá chính xác được hết chất lượng cho vay vì chất lượng tín dụng vừa mang tính cụ thể vừa mang tính trừu tượng. Sự trừu tượng ở các dự án đôi khi là rất lớn, đặc biệt với các dự án cho vay vì mục tiêu xã hội hay theo định hướng phát triển kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu 0263 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung hạn và dài hạn tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 34)