đã xác định được mục tiêu cụ thể cần đạt thì tương ứng họ phải có những động thái nào để có thể đạt được? Những động thái này có thể hướng vào các hoạt động tín dụng, quản lý thanh khoản, quản lý nguồn vốn, quản lý thu nhập chi phí... cũng như quản lý các rủi ro tài chính nói riêng, quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại nói chung.
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính của Ngânhàng thương mại hàng thương mại
Ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính của NHTM có rất nhiều yếu tố, vì vậy các nhà quản lý tài chính phải biết được các yếu tố đó có ảnh hưởng như thế nào từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính của NHTM bao gồm nhóm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài:
1.3.2.1 Nhóm các nhân tố bên trong
- Năng lực về vốn: Vốn quyết định qui mô hoạt động, hiệu quả hoạt động
và tính bền vững của NHTM; nguồn vốn lớn sẽ có điều kiện để mở rộng đầu tư
cho vay, đầu tư công nghệ, đầu tư tài sản phục vụ cho quản lý, nâng cao năng lực
quản lý và trình độ chuyên môn cho cán bộ qua công tác đào tạo...
- Tổ chức mạng lưới hoạt động: Mạng lưới hoạt động quyết định một phần đến hiệu quả hoạt động của NHTM, mạng lưới hoạt động rộng tạo thuận lợi cho việc huy động nguồn vốn và đầu tư cho vay đồng thời giúp cho quản lý tốt các khoản tín dụng, tăng cường kiểm soát và hạn chế rủi ro.
- Năng lực quản trị điều hành: Năng lực quản trị điều hành có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý Ngân hàng nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Năng lực quản trị điều hành tốt sẽ có phương pháp quản lý tốt và hạn
24
chế những rủi ro có thể phát sinh, đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng luôn ổn định và phát triển.
- Chất lượng nguồn nhân lực: Nhân tố con người có vai trò quan trọng trong thực thi các mục tiêu đã được đề ra. Với đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực pháp lý, có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn cao..., sẽ nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí quản lý, hạn chế rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM. Bởi vậy đào tạo phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cần được NHTM quan tâm giải quyết trong những năm tới
- Yếu tố kỹ thuật và công nghệ: Sự tiến bộ của kỹ thuật điện tử, tin học, viễn thông... đã tạo ra cuộc cách mạng trong hoạt động Ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng không ngừng được đa dạng hoá, phát triển hoàn thiện ở mức độ cao, đây là yếu tố thu hút khách hàng, đồng thời là nhân tố đảm bảo cho mỗi Ngân hàng tồn tại và phát triển. Việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực quản lý Ngân hàng cũng đã giúp cho việc thu thập, phân tích, xử lý thông tin, ra quyết định của các nhà quản trị Ngân hàng được kịp thời, chính xác.
1.3.2.2 Nhóm các nhân tố bên ngoài
- Môi trường kinh tế - xã hội: Môi trường kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý tài chính của NHTM. Một nền kinh tế ổn định và phát triển, các yếu tố thị trường (lãi suất, tỷ giá, lạm phát, giá cả, cung cầu tiền tệ.) có ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính quốc gia và hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, cá nhân nói chung và NHTM nói riêng. Một quốc gia có nền tài chính ổn định và phát triển có thể sẽ tạo được nguồn thu cho NSNN tạo nguồn lực về vốn để chuyển giao cho NHTM thực thi nhiệm vụ. Một xã hội có trình độ dân trí cao, người dân có ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, biết cách làm ăn để thoát nghèo sẽ tạo điều cho NHTM bảo toàn và phát triển vốn.
- Môi trường chính sách và Pháp luật: Nhà nước thực hiện chức năng quản
lý vĩ mô thông qua hệ thống pháp luật để điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, điều tiết phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển kinh tế đồng đều giữa các ngành, các vùng trong cả nước; đồng thời Nhà nước sử dụng các công cụ chính sách về kinh tế như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách xoá đói giảm nghèo.. .Các chính sách này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý tài chính của NHTM.
Tóm lại: Quản lý tài chính của NHTM là việc tiết giảm các chi phí đầu
vào đến mức tối thiểu, tăng nguồn thu đến mức tối đa trên cơ sở sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực hiện có, ứng dụng công nghệ mới, bố trí lao động hợp lý, phát huy động lực của người lao động....nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Quản lý nguồn vốn, quản lý tài sản, quản lý thu nhập, chi phí là những nội dung cơ bản của công tác quản lý tài chính Ngân hàng. Quản lý nguồn vốn nhằm tạo ra cho Ngân hàng có chi phí “đầu vào” thấp nhất, quản lý tài sản nhằm mang lại cho Ngân hàng có “đầu ra” cao nhất và đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất rủi ro. Quản lý thu nhập, chi phí nhằm mang lại cho Ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất.