CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ĐẾN 2020
3.1.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đến năm 2020
Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, coi trọng thường xuyên nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ hiện có, nhất là dịch vụ tín dụng truyền thống, công tác thanh toán, củng cố toàn diện chế độ hạch toán kinh doanh, thực hành tiết kiệm. Đồng thời, tạo mọi điều kiện mở rộng các loại hình kinh doanh mới. Trước hết là các dịch vụ thuê mua, kinh doanh nhà ở, hối đoái, cầm đồ, liên doanh liên kết sản xuất, thanh toán quốc tế, dịch vụ két bạc, dịch vụ kiểm ngân chuyển tiền, kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc, bảo hiểm, chứng khoán ... đạt mục tiêu hiệu quả, nâng cao kỷ cương, kỷ luật, đoàn kết, chống và ngăn chặn có hiệu lực tệ quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí lao động, tiền của, giữ gìn uy tín trong kinh doanh. Cụ thể:
3.1.1.1 Định hướng về thị trường
- Củng cố, xây dựng và phát triển thị trường nông nghiệp, nông thôn,
hộ sản xuất, liên kết với thị trường thành thị, thị trường quốc tế. Tạo lập thị trường bền vững, trước hết là những vùng có điều kiện phát triển sản xuất hàng hoá tập trung, phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
68
- Mở rộng hoạt động kinh doanh ở khu vực thành thị, tập trung ở những thành phố lớn, nhằm phát triển kinh doanh đa năng, trên cơ sở đầu tu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nâng cao chất luợng dịch vụ, tiện ích phục vụ khách hàng, từng buớc nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập với ngân hàng khu vực và quốc tế.
3.1.1.2 Phương thức hoạt động
Nhanh chóng chuyển đổi phuơng thức đầu tu tập trung theo dự án quốc gia, dự án tiểu vùng kinh tế từng tỉnh, liên tỉnh nhằm khai thác tiềm năng phát triển nền sản xuất hàng hoá. Đồng thời, phát triển dự án nhỏ, phục vụ hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ và phát triển ngành nghề.
Các dự án kinh tế liên vùng, dự án quốc gia về luơng thực, vùng trồng cây công nghiệp, mía đuờng, cà phê, chè, cao su, bông, dâu tằm, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến gỗ ... Vùng chăn nuôi tập trung, tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu theo hệ thống Tổng công ty Nhà nuớc, đuợc tổ chức đầu tu theo hệ thống dọc từ Trung uơng xuống địa phuơng.
Những dự án kinh tế địa phuơng, cần chú trọng đầu tu phát triển khôi phục làng nghề, phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, các dịch vụ phục vụ sản xuất, góp phần khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và giải quyết việc làm do các chi nhánh NHNo&PTNT địa phuơng tổ chức thực hiện.
Những nơi thực sự có khả năng về vốn, khả năng quản lý thì xem xét đầu tu vào, một vài lĩnh vực công nghiệp, thuơng mại, dịch vụ du lịch, vật liệu xây dựng ở những khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đầu mối giao thông, bến cảng, sân bay ... với qui mô kinh doanh vừa và nhỏ. Các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam ở các địa phuơng sớm tiếp cận với thị truờng khởi xuớng các dự án đầu tu để cho vay hoặc liên doanh, liên kết sản xuất.
Bằng mọi biện pháp triển khai các dịch vụ kinh doanh mới tại các chi nhánh. Những nơi có điều kiện và có môi truờng kinh doanh , tổ chức các
dịch vụ két sắt, kho hàng, dịch vụ thanh toán đến cá nhân... Đây là lĩnh vực mới cần sớm có cơ chế nghiệp vụ. Trong khi chưa có, các địa phương được xây dựng dự án làm thử để rút kinh nghiệm mở rộng dần.
Tiếp tục củng cố, mở rộng các hoạt động kinh doanh đối ngoại, bao gồm cả dịch vụ thanh toán, tín dụng, bảo lãnh, liên doanh liên kết, kinh doanh thuê mua, kinh doanh chứng khoán, vàng bạc, đá quý, kinh doanh hối đoái, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, mở rộng các hình thức huy động vốn từ nước ngoài.
3.1.1.3 Mục tiêu cụ thể
Từ định hướng kinh doanh chung và nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. NHNo&PTNT Việt Nam, xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2020 như sau.
Đến năm 2020, NHNo&PTNT Việt Nam có qui mô vốn hoạt động đạt 4500.000 tỷ đồng và tiến kịp ngân hàng một số nước trong khu vực, trước hết về công nghệ, trình độ nhân viên, tính hiệu quả và sự phát triển bền vững các dịch vụ kinh doanh. Đưa NHNo&PTNT Việt Nam, có vị trí xứng đáng trong hệ thống NHTM ở nước ta, xây dựng thành một ngân hàng hiện đại đủ sức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong cơ chế thị trường. Cụ thể
- Nguồn vốn tự huy động đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 20% đến 24%, đến năm 2020 đạt số dư 1500.000 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 40%.
- Dư nợ cho vay tăng trưởng hàng năm khoảng 25%, đến năm 2020 đạt số dư 1760.000 tỷ đồng. Trong đó dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng 45% tổng dư nợ.
- Các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh chứng khoán, kinh doanh thị trường mở đạt 200.000 tỷ đồng; Cho thuê tài chính 200.000 tỷ đồng; Mua cổ phần 60.000 tỷ đồng.
70
- Tài chính: Kinh doanh có lãi năm sau cao hơn năm trước từ 10 - 15%, có tích luỹ cho đầu tư phát triển, ổn định và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên.
- Đảm bảo an toàn vốn và tài sản trong kinh doanh, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. - Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng các mặt nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ kiến thức, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu tình hình mới.
3.1.2 Mục tiêu quản lý tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Thứ nhất, việc sửa đổi, bổ sung cơ chế khoán tài chính phải dựa trên cơ
sở chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các qui định của pháp luật hiện hành về chế độ quản lý tài chính, quản lý lao động, chế độ tiền lương trong doanh nghiệp.
Thứ hai, thực hiện hạch toán kinh doanh toàn ngành đạt hiệu quả kinh
tế cao, có lãi, trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện phân phối theo lao động, làm tròn nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước, không ngừng tăng trưởng vốn tự có và quỹ phúc lợi chung của toàn ngành. Đồng thời, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, phát huy được tính năng động sáng tạo của các chi nhánh.
Thứ ba, xoá bỏ bao cấp trong điều hành, giao đơn giá tiền lương, phân
phối thu nhập cho tập thể và người lao động theo nguyên tắc, có quỹ thu nhập mới được chi lương, chi thưởng và trích lập các quỹ đảm bảo kh ách quan công bằng, phù hợp với môi trường kinh doanh. Những chi nhánh kinh doanh thua lỗ, phải tổ chức lại kinh doanh, sắp xếp lại lao động, tương ứng với nhiệm vụ và mức thu nhập đạt được.
Thứ tư, tạo động lực, khai thác được mọi tiềm năng, nâng cao năng
chính sách quản lý tinh giảm lao động, từng bước thay đổi cơ cấu, chất lượng lao động.
Thứ năm, có chính sách sàng lọc và hội tụ nhân tài vào kinh doanh
ngân hàng. Giành một phần tiền lương thoả đáng để đãi ngộ đối với người lao động có trình độ kỹ thuật, công nghệ cao, trả công cho người lao động mang tính cạnh tranh theo cơ chế thị trường.
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Với mục tiêu và định hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong hệ thống NHNo ngày một lớn mạnh về vốn, nâng cao sức cạnh tranh để đứng vững và phát triển trong môi trường kinh tế hội nhập. Để thực hiện định hướng này, các giải pháp kiện toàn và tăng cường quản lý tài chính của NHTM Nhà nước cần được nâng cao đó là về tiềm lực (tăng vốn, kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ công nghệ, phạm vi hoạt động, đổi mới cơ chế quản lý....).
3.2.1 Đổi mới cơ chế quản lý tài chính
3.2.1.1 Đổi mới cơ chế khoán tiền lương
- Đổi mới cơ chế giao đơn giá tiền lương: tùy theo tình hình kinh tế toàn
cầu, phát triển kinh tế của đất nước, môi trường kinh doanh thực tế trên từng khu vục để giao lại đơn giá tiền lương cho phù hợp đối với các vùng kinh tế. Trước kia toàn ngành ưu tiên các khu vực miền núi, đồng bằng khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay do các khu vực này không bị ảnh hưởng, tác động lớn của kinh tế đất nước như các thành phố lớn, do vậy phải thay đổi cách giao đơn giá tiền lương bằng cách tăng đơn giá đối với khu vực thành phố bị tác động bởi nền kinh tế xã hội, giảm đơn giá đối với các đơn vị tại các khu vực thuận lợi, việc giao đơn giá tiền lương là một cơ chế linh hoạt để điều tiết, kích thích động viên
72
khuyến khích các đơn vị trong hoạt động kinh doanh.
- Bên cạnh cơ chế giao khoán tiền lương cùng với cơ chế quản lý chi tiêu, giao khoán các chỉ tiêu về thu nhập: thu từ hoạt động tín dụng, thu từ hoạt động dịch vụ, thu hoạt động kinh doanh khác, thu nợ đã xử lý rủi ro. Các chỉ tiêu về chi phí: các khoản chi phí quản lý, chi mua sắm công cụ dụng cụ, chi sửa chữa thường xuyên,... Các đơn vị được ưu đãi về đơn giá do gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh thì phải tiết giảm chi phí để tạo quỹ tiền lương cho người lao động.
- Cơ chế khoán thu đối với đơn vị có quỹ thu nhập âm từ 2 năm trở lên, đối với các đơn vị này luôn có thu nhập thấp hơn chi phí , không có khả năng tạo quỹ thu nhập để có quỹ tiền lương cho người lao động. Cơ chế này kết hợp giữa cơ chế quản lý chi phí, tiết kiệm các khoản chi để tạo quỹ tiền lương, đồng thời giao khoán một số chỉ tiêu thực thu: thực thu lãi cho vay, thu nợ, thu lãi đã xử lý rủi ro, thu ngoài dịch vụ. Các khoản thu này được tính tách bạch với các khoản chi tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro và được trích một khoản theo tỷ lệ để tạo quỹ tiền lương, tạo động lực cho các chi nhánh âm quỹ thu nhập tăng trưởng kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ, tổ chức lại hoạt động, tạo nguồn thu nhập để có lương.
3.2.1.2 Đổi mới cơ chế quản lý các khoản nợ đã xử lý rủi ro
- Trên nguyên tắc: việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện theo quy định của NHNN và hướng dẫn của Agribank.
- Hiện nay tại các chi nhánh căn cứ hồ sơ phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, chi nhánh hạch toán chi trích lập dự phòng rủi ro và chuyển về Trụ sở chính. Trụ sở chính hạch toán quỹ dự phòng toàn ngành và theo dõi số liệu theo từng chi nhánh. Khi xử lý rủi ro Trụ sở chính sẽ dụng nguồn trích lập để chuyển cho các chi nhánh.
phòng rủi ro tín dụng Trụ sở chính chuyển về để xử lý rủi ro trong năm để xác định số tiền chi nhánh sử dụng nguồn của Trụ sở chính. Đối với số nợ dự phòng rủi ro của chi nhánh đối với Trụ sở chính, chi nhánh phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ các khoản thu nợ, thu lãi đã xử lý rủi ro cho Trụ sở chính và được giữ lại một tỷ lệ nhất định theo quy định của NHNo (tỷ lệ 70/30).
3.2.1.3 Đổi mới cơ chế quản lý quỹ thu nhập
- Đối với các đơn vị làm ra quỹ thu nhập lớn, đóng góp nhiều lợi nhuận cho trụ sở chính thì phải có cơ chế khuyến khích, động viên khen thưởng tương ứng đối với phần vượt.
- Đối với các đơn vị âm quỹ thu nhập, vay lương Trụ sở chính, Trụ sở chính sẽ tính nợ quỹ thu nhập tương ứng với số nợ lương trụ sở chính cho vay và toàn bộ số quỹ thu nhập âm còn lại sau khi trừ phần trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đã tính ở tiết 3.2.7.2 nêu trên.
- Trụ sở chính sẽ theo dõi nợ của các đơn vị quỹ thu nhập chứ không theo dõi nợ quỹ tiền lương để tránh tình trạng đơn vị nợ lương thì nhỏ, âm quỹ thu nhập thì lớn, khập khễnh trong quản lý tài chính.
3.2.2 Lành mạnh hóa tình hình tài chính của ngân hàng
Lành mạnh hoá tài chính và nâng cao năng lực tài chính phải được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay. Để có thể đạt tỷ lệ an toàn vốn là 8%, giảm thấp tỷ lệ nợ xấu, trước hết NHNo&PTNT Việt Nam cần phải tập trung giải quyết những vấn đề tài chính sau:
3.2.2.1 Cơ cấu lại nợ
Lành mạnh hóa tài chính trên cơ sở xử lý dứt điểm các tồn đọng về các loại nợ cho vay có tính chất "phi thương mại" và các loại "nợ có vấn đề", đưa tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thực chất xuống dưới 5% tổng dư nợ cho vay và đầu tư.
74
cụ thể để có những giải pháp xử lý thích hợp. Hiện tại, theo quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam, nợ xấu ở các NHTM Việt Nam nói chung và ở NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng là các khoản nợ thuộc các nhóm sau:
- Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3): Là các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi, bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;
+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3. + Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro: 20%.
- Nợ nghi ngờ (Nhóm 4): Là các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao, bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn dưới 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;
+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4. + Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro: 50%.
- Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5): Là các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn, bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;
+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5. + Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro: 100%.
+ Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với TCTD mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì TCTD bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào những nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.
+ Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các