Quản lý khoán tài chính

Một phần của tài liệu 0386 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 71 - 74)

2.2.5.1 Cơ chế cho vay lương

- Từ năm 1992 qua cơ chế khoán tài chính 946 đến nay, NHNo đã rất nhiều lần thay đổi cơ chế khoán tiền lương đến người lao động là đòn bẩy về vật chất giúp NHNo Việt Nam tồn tại, phát triển và đứng vững trong cạnh tranh của cơ chế thị trường và hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao phó là Ngân hàng thương mại Nhà nước hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Tuy nhiên yếu tố địa bàn và môi trường kinh doanh tác động rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ở những nơi có địa bàn kinh doanh thuận lợi, thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất phong phú

và đa dạng, kết quả kinh doanh sẽ cao và mức thu nhập cho nguời lao động sẽ cao và nguợc lại những nơi có môi truờng kinh doanh không thuận lợi thì kết quả kinh doanh đạt thấp, thu nhập của cán bộ thấp. Cơ chế khoán tài chính đã điều chỉnh để phù hợp với tình hình hiện tại, việc điều chính đơn giá tiền luơng theo vùng miền, theo khu vực kinh tế, theo địa bàn thành phố, nông thôn, miền núi... từ năm 2003 đến năm 2012 với cơ chế khoán chủ yếu là uu tiên vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa để thực hiện công tác chính trị xã hội và động viên khu vực khó khăn chủ yếu hoạt động về nông nghiệp nông thôn. Các chi nhánh ở thành phố lớn hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp, doanh nghiệp có quy mô lớn...thuận lợi trong hoạt động kinh doanh. Những đơn vị này đuợc giao đơn giá thấp và tạo điều kiện cho các đơn vị khó khăn.

- Từ cuối năm 2012 đến 2014 do suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, thị truờng bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp lớn kinh doanh thua lỗ, phá sản kéo theo với những khoản nợ khổng lồ không thanh toán đuợc của hệ thống ngân hàng nói chung và NHNo nói riêng. Nợ quá hạn tăng cao, thu lãi giảm, trích lập dự phòng rủi ro tăng cao ảnh huởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh, nhất là ở các địa bàn thành phố lớn, chế độ khoán tài chính không thay đổi kịp thời cũng là một sự bất cập trong cơ chế tài chính.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc giao đơn giá tiền luơng tại các chi nhánh đa phần vẫn không thay đổi, nhung nguợc lại với các năm truớc, các đơn vị có địa bàn khó khăn truớc đây ở vùng đồng bằng và miền núi chuyên sâu về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, không bị tác động lớn bởi sự đổ vỡ của kinh doanh bất động sản, hoạt động kinh doanh của các đơn vị vẫn ổn định và phát triển. Các chi nhánh trên địa bàn 2 thành phố lớn Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, kinh doanh thua lỗ, có đơn vị lợi nhuận âm gấp rất nhiều lần so với quỹ thu

58

nhập để có đủ lương. Với cơ chế khoán tài chính của NHNo, cơ chế điều hòa toàn ngành, đơn vị có lợi nhuận dương và đơn vị lợi nhuận âm được điều hòa toàn ngành, đơn vị dương được khuyến khích bằng tiền lương năng suất, tiền thưởng. Đơn vị có lợi nhuận âm thì Trụ sở chính cho vay lương để đảm bảo 1 mức tiền lương cho cán bộ, việc cho vay lương không tương ứng với mức lợi nhuận âm của đơn vị vay, quy chế khoán này tạo ra sự bất cập về cơ chế. Đơn vị tạo ra lợi nhuận âm đến hàng ngàn tỷ đồng ảnh hưởng đến lợi nhuận toàn ngành, nhưng khi Trụ sở chính điều hòa quỹ tiền lương toàn ngành để cho vay tiền lương đối với đơn vị âm quỹ thu nhập. Tiền lương Trụ sở chính cho các đơn vị vay, tính quy đổi ra quỹ thu nhập thì đơn vị chỉ phải nợ Trụ sở chính với khoản tiền rất nhỏ so với quỹ thu nhập âm chi nhánh tạo ra - Đó là điều bất cập rất lớn trong cơ chế khoán tài chính hiện nay.

2.3.5.2 Cơ chế thu nợ, thu lãi đối với khoản nợ đã xử lý rủi ro:

Căn cứ quy định về trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng dựa trên số liệu định lượng và định tính của bộ hồ sơ tín dụng và phê duyệt của Trụ sở chính:

- Đơn vị được trích lập dự phòng rủi ro với số tiền trong quỹ thu nhập của đơn vị, nghĩa là sau khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đơn vị có quỹ thu nhập dương, đơn vị hoạt động kinh doanh có lãi.

- Đơn vị được trích lập dự phòng rủi ro với số tiền lớn hơn các khoản thu nhập của đơn vị, nghĩa là sau khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đơn vị có quỹ thu nhập âm, thậm chí số âm quá lớn có thể lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Hàng ngàn tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro đó chi nhánh đã sử dụng từ nguồn vốn kinh doanh của Trụ sở chính, trong khi đó chi nhánh chỉ phải chịu khoản nợ lương của Trụ sở chính. Các khoản nợ tín dụng được xử lý rủi ro, hạch toán ngoại bảng, sau đó đơn vị thu hồi được nợ gốc hoặc lãi quá hạn, đơn vị hạch toán thu nhập của đơn vị - thể hiện sự bất cập trong cơ chế quản lý tài chính của Agribank.

Một phần của tài liệu 0386 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w