Lành mạnh hoá tài chính và nâng cao năng lực tài chính phải được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay. Để có thể đạt tỷ lệ an toàn vốn là 8%, giảm thấp tỷ lệ nợ xấu, trước hết NHNo&PTNT Việt Nam cần phải tập trung giải quyết những vấn đề tài chính sau:
3.2.2.1 Cơ cấu lại nợ
Lành mạnh hóa tài chính trên cơ sở xử lý dứt điểm các tồn đọng về các loại nợ cho vay có tính chất "phi thương mại" và các loại "nợ có vấn đề", đưa tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thực chất xuống dưới 5% tổng dư nợ cho vay và đầu tư.
74
cụ thể để có những giải pháp xử lý thích hợp. Hiện tại, theo quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam, nợ xấu ở các NHTM Việt Nam nói chung và ở NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng là các khoản nợ thuộc các nhóm sau:
- Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3): Là các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi, bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;
+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3. + Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro: 20%.
- Nợ nghi ngờ (Nhóm 4): Là các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao, bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn dưới 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;
+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4. + Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro: 50%.
- Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5): Là các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn, bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;
+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5. + Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro: 100%.
+ Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với TCTD mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì TCTD bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào những nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.
+ Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại) mà TCTD có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì TCTD chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.
Khi phát sinh các khoản nợ xấu, NHNo&PTNT Việt Nam ngay lập tức cần có những phản ứng thích hợp nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra. Những phản ứng của ngân hàng được thể hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Đánh giá khả năng trả nợ: Đây là sự xác định nhanh khả năng của khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề dẫn đến nợ xấu.
Khi khách hàng không thể trả được bất kỳ khoản nợ nào khi đến hạn, cán bộ tín dụng phải liên hệ với khách hàng để xác định lý do không thực hiện trả nợ, từ đó quyết định liệu khách hàng có thể hoàn trả nợ hay không và liệu khách hàng có sẵn sàng trả nợ hay không. Mục đích của bước này là để quyết định nhanh chóng liệu khách hàng có thích hợp và có đủ điều kiện để tái cơ cấu hay không. Từ đó xác định khoản nợ có thể cứu vãn hay không thể cứu vãn. Khoản nợ có thể hay không thể cứu vãn phải bị xuống hạng thích hợp cho tới khi các khoản nợ được xử lý bằng tái cơ cấu hoặc bằng việc hoàn thành chiến lược từ bỏ khách hàng.
+ Nếu khách hàng có thể và sẽ thực hiện hoàn trả nợ thì khoản vay đó được coi là khoản vay có thể cứu vãn, từ đó yêu cầu khách hàng có kế hoạch trả nợ cụ thể và xây dựng kế hoạch hành động của ngân hàng.
76
khoản vay đó được coi là khoản vay không thể cứu vãn và cần xác định chiến lược tốt nhất để từ bỏ khách hàng.
- Bước 2: Đánh giá khả năng tồn tại: Cán bộ tín dụng tiến hành phân
tích chi tiết toàn bộ các nội dung liên quan đến khách hàng để khẳng định về các quyết định đã đưa ra ở bước 1.
- Bước 3: Biện pháp xử lý:
+ Biện pháp xử lý đối với các khoản nợ không thể cứu vãn khi khoản nợ không thể cứu vãn, về nguyên tắc không có nghĩa là ngân hàng từ bỏ khoản nợ mà ngân hàng thực hiện các quyền của chủ nợ nhằm thu hồi tối đa khoản nợ đã cho vay, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho ngân hàng. Bước đầu tiên cần là xác định vị thế của ngân hàng đối với tài sản đảm bảo, tài sản hiện có của khách hàng vay vốn và các chủ nợ khác của khách hàng và xem xét các tài sản đó có đủ để đảm bảo chi phí khởi kiện pháp lý không, các tài sản đó có đủ để trả nợ hay không, trách nhiệm của bên bảo lãnh đến đâu, pháp nhân hay cá nhân nào sẽ phải thừa kế trả nợ theo quy định của pháp luật. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để thu hồi nợ.
+ Biện pháp xử lý được thực hiện trên cơ sở kế hoạch xử lý của ngân hàng đối với các khoản nợ có thể cứu vãn. Kế hoạch của ngân hàng được xây dựng trên cơ sở:
* Báo cáo về tài chính hiện hành của khách hàng. * Nguyên nhân của việc chưa trả được nợ.
* Kế hoạch tái cơ cấu của khách hàng: giảm chi chí, bán tài sản, phương án sản xuất kinh doanh mới,...để khôi phục khả năng tồn tại, trong đó nêu rõ nguồn vốn nào để đưa khách hàng/khoản nợ về trạng thái bình thường.
* Mức độ hỗ trợ của ngân hàng đến đâu. * Tài sản đảm bảo cần bổ sung ra sao.
nhằm thu hồi tối đa khoản nợ cho ngân hàng.
- Bước 4: Phê duyệt của lãnh đạo ngân hàng: Các công việc trên được
thực hiện trên cơ sở có sự phê duyệt của lãnh đạo ngân hàng.
- Bước 5: Giám sát và kiểm soát: Cán bộ tín dụng luôn thực hiện việc
giám sát và kiểm soát khách hàng vay vốn trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh mới, theo các nội dung đã được hai bên chấp thuận được nêu tại kế hoạch của ngân hàng.
- Bước 6: Thu nợ: Cán bộ tín dụng tiến hành thu nợ.
Tăng cường và mở rộng hoạt động để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: NHNo &PTNT Việt Nam cần phải xây dựng một cơ chế thưởng hấp dẫn trong việc thu hồi nợ tồn đọng, nợ xấu với tất cả các đối tượng bao gồm cán bộ nhân viên ngân hàng cũng như các cá nhân và tổ chức khác có tham gia. Để tối đa hoá khối lượng giá trị thu hồi, NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng nguyên tắc thưởng theo phần trăm giá trị nợ thu hồi. Mặt khác, cần kiên quyết buộc các nhân viên tín dụng làm sai phải thu hồi được nợ, nếu không thu hồi được phải có phương án hoặc bù tiền cá nhân, trường hợp nặng thì sử dụng các biện pháp như kiện ra toà, sa thải.
Bên cạnh đó, NHNo&PTNT Việt Nam cần phối hợp những biện pháp xử lý nợ khác có tính chủ động và linh hoạt cao như: tư vấn về tài chính cho khách hàng nợ có khả năng trả nợ ngân hàng, đẩy mạnh việc chuyển nợ vay thành vốn góp vào những doanh nghiệp có triển vọng, ngân hàng có thể chuyển từ hình thức cho vay sang hình thức vốn góp và tham gia vào điều hành hoạt động của doanh nghiệp hoặc chọn thời điểm thích hợp để chuyển nhượng cổ phần.
3.2.2.2 Tăng cường sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
78
chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho các NHTM trong việc bù đắp thất thoát từ các khoản nợ không thể thu hồi, phát mại tài sản không đủ bù đắp vốn vay hoặc tài sản cố định không xử lý được. Tuy nhiên, hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam chưa trích đủ dự phòng theo yêu cầu của NHNN Việt Nam ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Do đó, công việc cấp bách hiện nay là NHNo&PTNT Việt Nam cần trích đủ dự phòng theo yêu cầu của NHNN Việt Nam.
Thực tế trong những năm qua, việc giải quyết nợ xấu bằng giải pháp này chiếm tỷ trọng lớn trong các giải pháp xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Đồng thời việc sử dụng hiệu quả giải pháp này sẽ làm giảm những khoản nợ xấu phát sinh. Do vậy, NHNo&PTNT Việt Nam cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả của giải pháp này bằng việc thực hiện trích lập và sử dụng đúng, đủ và kịp thời dự phòng rủi ro. Sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp đối với các khoản nợ xấu cần thực hiện theo đúng quy định của NHNN Việt Nam và nên thực hiện theo thứ tự ưu tiên:
- Những khoản nợ không có khả năng thu hồi. - Những khoản nợ có khả năng thu hồi thấp. - Những khoản nợ có khả năng thu hồi cao hơn.
Với những khoản nợ có khả năng thu hồi cao hơn thì hạn chế tối đa việc sử dụng dự phòng. Ngân hàng có thể định ra một khoảng thời gian tối đa để xử lý nợ bằng giải pháp thu nợ trực tiếp trước khi sử dụng dự phòng.
Để sử dụng dự phòng rủi ro bù đắp đối với các khoản nợ xấu một cách hợp lý, NHNo&PTNT Việt Nam cần phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để đảm bảo tính chính xác và kịp thời. Thực hiện phân loại khách hàng hiện có ngay khi khách hàng bắt đầu có quan hệ để có những chính sách định hướng quan hệ tín dụng phù hợp với từng
nhóm đối tượng khách hàng. Phân tích đánh giá thực trạng tín dụng thương mại, định kỳ rà soát, phân loại tín dụng để kịp thời có biện pháp xử lý, hạn chế các khoản tín dụng xấu; Xác định các rủi ro tiềm ẩn để quản lý nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro. Thực hiện quản lý danh mục đầu tư và danh mục nợ xấu để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế nợ xấu của từng chi nhánh.
Song song với đó, NHNo&PTNT Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện phương án xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu. Phương án xử lý nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam cần tập trung vào:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp từ con nợ. Để thực
hiện được việc này đòi hỏi NHNo&PTNT Việt Nam cần rà soát lại toàn bộ các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để có được chính sách cho từng khách nợ trên cơ sở đó triển khai các biện pháp, kỹ thuật cơ cấu lại con nợ như: tái cơ cấu nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi,... , cấn trừ bằng cổ phần tại doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng để bán lại các khoản nợ xấu với một tỷ lệ thích hợp.
Thứ hai, chủ động xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp,
cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản Toà án tuyên giao cho NHNo&PTNT Việt Nam theo bản án, kể cả các tài sản là bất động sản bao gồm: đất, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng.
Ngân hàng cần xác định, định giá tài sản đảm bảo trên các phương diện: tính sở hữu, tính pháp lý và giá trị luân chuyển trên thị trường của từng khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo để lựa chọn hình thức xử lý phù hợp:
- Đối với các tài sản dễ luân chuyển, chuyển nhượng trên thị trường có đủ điều kiện về mặt pháp lý, ngân hàng cần xác định kế hoạch thu nợ ngay.
- Đối với các tài sản có đủ điều kiện về mặt pháp lý nhưng tính luân chuyển thấp, ngân hàng cần phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện thanh lý tài sản thu hồi vốn cho ngân hàng qua các hình thức: bán nợ cho dự
80
án tài chính; tự bán trên thị trường; bán qua các trung tâm dịch vụ đấu giá.
- Đối với các tài sản Toà án tuyên giao cho NHNo&PTNT Việt Nam theo bản án, ngân hàng cần tổng hợp và chủ động phối hợp với cơ quan thi hành án các cấp để nhanh chóng thu hồi và nhận tài sản để xử lý.
Thứ ba, đối với các khoản nợ xấu không có tài sản đảm bảo, khách nợ
còn tồn tại và đang hoạt động, ngân hàng cần nhanh chóng xác định khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng thu nợ của ngân hàng đề ra các giải pháp xử lý thích hợp.
Thứ tư, đối với các khoản nợ xấu thuộc các chương trình cho vay chỉ
định, tín dụng đầu tư phát triển theo kế hoạch Nhà nước như: chương trình cho vay khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, mía đường.... Ngân hàng cần có văn bản báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý. Trước mắt, NHNo&PTNT Việt Nam có thể sử dụng dự phòng rủi ro của ngân hàng để xử lý và sau đó tiếp tục theo dõi để tận thu.
Thứ năm, đối với các con nợ làm ăn kém hiệu quả, NHNo&PTNT Việt
Nam cần yêu cầu khách hàng sắp xếp lại doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại mà không hoạt động hiệu quả, NHNo&PTNT Việt Nam cần chủ động khởi kiện ra Toà án đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Thứ sáu, đối với các khoản nợ mà Chính phủ, NHNN Việt Nam cho
phép đánh giá lại giá trị khoản nợ, NHNo&PTNT Việt Nam cần nhanh chóng phối hợp với các đơn vị liên quan để đẩy nhanh quá trình đánh giá nợ.
Để phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, NHNo&PTNT Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm các khoản nợ xấu dựa trên cơ sở hệ thống thông tin ngân hàng lõi, trong đó mức độ thường xuyên và chất lượng của thông tin là yếu tố then chốt của quy trình.
xấu phát sinh tại NHNo&PTNT Việt Nam nên thực hiện theo các bước sau:
- Giám sát liên tục do cán bộ tín dụng thực hiện: Cán bộ tín dụng là người có hiểu biết nhất về khách hàng, họ thông thường là người đầu tiên phát hiện và ghi nhận các vấn đề phát sinh. Do đó, cán bộ tín dụng là hàng rào đầu tiên để phòng chống các khoản nợ xấu. Cán bộ tín dụng phải được đào tạo để có thể nhận biết các dấu hiệu cảnh báo và có khả năng phân tích và đánh giá các dấu hiệu này. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên liên hệ với khách hàng và cập nhật thông tin, các phản ứng của các cán bộ tín dụng là đặc biệt quan