3.2.1.1 Đổi mới cơ chế khoán tiền lương
- Đổi mới cơ chế giao đơn giá tiền lương: tùy theo tình hình kinh tế toàn
cầu, phát triển kinh tế của đất nước, môi trường kinh doanh thực tế trên từng khu vục để giao lại đơn giá tiền lương cho phù hợp đối với các vùng kinh tế. Trước kia toàn ngành ưu tiên các khu vực miền núi, đồng bằng khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay do các khu vực này không bị ảnh hưởng, tác động lớn của kinh tế đất nước như các thành phố lớn, do vậy phải thay đổi cách giao đơn giá tiền lương bằng cách tăng đơn giá đối với khu vực thành phố bị tác động bởi nền kinh tế xã hội, giảm đơn giá đối với các đơn vị tại các khu vực thuận lợi, việc giao đơn giá tiền lương là một cơ chế linh hoạt để điều tiết, kích thích động viên
72
khuyến khích các đơn vị trong hoạt động kinh doanh.
- Bên cạnh cơ chế giao khoán tiền lương cùng với cơ chế quản lý chi tiêu, giao khoán các chỉ tiêu về thu nhập: thu từ hoạt động tín dụng, thu từ hoạt động dịch vụ, thu hoạt động kinh doanh khác, thu nợ đã xử lý rủi ro. Các chỉ tiêu về chi phí: các khoản chi phí quản lý, chi mua sắm công cụ dụng cụ, chi sửa chữa thường xuyên,... Các đơn vị được ưu đãi về đơn giá do gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh thì phải tiết giảm chi phí để tạo quỹ tiền lương cho người lao động.
- Cơ chế khoán thu đối với đơn vị có quỹ thu nhập âm từ 2 năm trở lên, đối với các đơn vị này luôn có thu nhập thấp hơn chi phí , không có khả năng tạo quỹ thu nhập để có quỹ tiền lương cho người lao động. Cơ chế này kết hợp giữa cơ chế quản lý chi phí, tiết kiệm các khoản chi để tạo quỹ tiền lương, đồng thời giao khoán một số chỉ tiêu thực thu: thực thu lãi cho vay, thu nợ, thu lãi đã xử lý rủi ro, thu ngoài dịch vụ. Các khoản thu này được tính tách bạch với các khoản chi tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro và được trích một khoản theo tỷ lệ để tạo quỹ tiền lương, tạo động lực cho các chi nhánh âm quỹ thu nhập tăng trưởng kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ, tổ chức lại hoạt động, tạo nguồn thu nhập để có lương.
3.2.1.2 Đổi mới cơ chế quản lý các khoản nợ đã xử lý rủi ro
- Trên nguyên tắc: việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện theo quy định của NHNN và hướng dẫn của Agribank.
- Hiện nay tại các chi nhánh căn cứ hồ sơ phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, chi nhánh hạch toán chi trích lập dự phòng rủi ro và chuyển về Trụ sở chính. Trụ sở chính hạch toán quỹ dự phòng toàn ngành và theo dõi số liệu theo từng chi nhánh. Khi xử lý rủi ro Trụ sở chính sẽ dụng nguồn trích lập để chuyển cho các chi nhánh.
phòng rủi ro tín dụng Trụ sở chính chuyển về để xử lý rủi ro trong năm để xác định số tiền chi nhánh sử dụng nguồn của Trụ sở chính. Đối với số nợ dự phòng rủi ro của chi nhánh đối với Trụ sở chính, chi nhánh phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ các khoản thu nợ, thu lãi đã xử lý rủi ro cho Trụ sở chính và được giữ lại một tỷ lệ nhất định theo quy định của NHNo (tỷ lệ 70/30).
3.2.1.3 Đổi mới cơ chế quản lý quỹ thu nhập
- Đối với các đơn vị làm ra quỹ thu nhập lớn, đóng góp nhiều lợi nhuận cho trụ sở chính thì phải có cơ chế khuyến khích, động viên khen thưởng tương ứng đối với phần vượt.
- Đối với các đơn vị âm quỹ thu nhập, vay lương Trụ sở chính, Trụ sở chính sẽ tính nợ quỹ thu nhập tương ứng với số nợ lương trụ sở chính cho vay và toàn bộ số quỹ thu nhập âm còn lại sau khi trừ phần trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đã tính ở tiết 3.2.7.2 nêu trên.
- Trụ sở chính sẽ theo dõi nợ của các đơn vị quỹ thu nhập chứ không theo dõi nợ quỹ tiền lương để tránh tình trạng đơn vị nợ lương thì nhỏ, âm quỹ thu nhập thì lớn, khập khễnh trong quản lý tài chính.