Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Tín dụng ở Thái lan (BAAC ).

Một phần của tài liệu 0386 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 39)

Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác tác xã tín dụng Thái lan là NHTM quốc doanh do Chính phủ thành lập. Nguồn vốn tự có ban đầu của BAAC do Chính phủ cấp 100%, Chính phủ bổ nhiệm Hội đồng quản trị do Bộ trưởng Tài chính làm Chủ tịch.

- Hỗ trợ vốn nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp và nông thôn. - Cho vay nông nghiệp theo chương trình, dự án chỉ định của Chính phủ.

- Thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn của nhà nước đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

- Hàng năm, BAAC được Chính phủ tài trợ vốn để thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo. Ngân hàng cho vay vốn đối với người nghèo không phải thế chấp tài sản, mà phải tín chấp bằng sự cam kết bảo đảm của nhóm, tổ, hợp tác xã sản xuất. Lãi suất cho vay vốn đối với nông dân nghèo thường được giảm từ 1 - 3%/năm so với cho vay các đối tượng khác.

Ngoài ra, để tăng cường phát triển nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ quy định các NHTM khác phải dành 20% vốn huy động được để cho vay đối với lĩnh vực nông thôn. Số vốn này các NHTM có thể cho vay trực tiếp hay gửi vào BAAC.

1.4.3 Ngân hàng Nông nghiệp Malaysia (BPM)

Việc cung cấp vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Malaysia chủ yếu là Ngân hàng nông nghiệp Malaysia (BPM) thực hiện. Ngân hàng nông nghiệp Malaysia là NHTM quốc doanh, được Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn tự có ban đầu. Ngân hàng nông nghiệp Malaysia chú trọng cho vay trung và dài hạn theo các dự án và các chương trình tín dụng đặc biệt. Ngoài ra, Ngân hàng còn cho vay hộ nông dân nghèo qua các tổ chức tín dụng trung gian khác như Ngân hàng nông thôn, hợp tác xã tín dụng. Ngoài ra Chính phủ còn buộc các NHTM khác phải gửi 20,5% số tiền huy động được vào Ngân hàng Trung ương (trong đó 3% dự trữ bắt buộc) để làm vốn cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng nông nghiệp Malaysia không phải gửi tiền dự trữ bắt buộc ở Ngân hàng Trung ương và không phải nộp thuế cho Nhà nước.

28

diễn ra dưới các hình thức sau:

- Chính phủ cấp vốn ban đầu để các Ngân hàng thực hiện.

- Nguồn tài chính để cấp tín dụng ưu đãi từ nguồn vốn của NSNN, thông qua một hệ thống NHTM quản lý, bảo tồn vốn và thực hiện cấp phát theo các mục tiêu chỉ định của Chính phủ, hiện đang phổ biến ở nhiều nước. Nhiều nước đang phát triển đã có những chính sách ứng dụng lý thuyết này. Họ đã thành lập các Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, thuộc sở hữu của Nhà nước. Các Ngân hàng này có chi nhánh khắp nông thôn cả nước và cung ứng vốn đến hộ nông dân với lãi suất thấp.

- Người vay tự tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư bằng cách lập ra các tổ chức tự nguyện, tự chịu trách nhiệm về tài chính, lấy mục tiêu tương trợ là chính, không vì lợi nhuận và hoạt động theo quy ước cộng đồng. Hình thức tài trợ không hoàn trả của Chính phủ, đến nay nhiều Chính phủ đã rút ra kết luận về phương thức này kém hiệu quả, phát sinh tiêu cực, không bền vững, về lâu dài là làm cho người nghèo sẽ nghèo thêm.

Một phần của tài liệu 0386 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w