NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.3.1 Những kết quả đạt được
Từ một ngân hàng bao cấp chuyển sang ngân hàng thương mại kinh doanh thực sự theo cơ chế thị trường. Nằm trong bối cảnh chung, NHNo&PTNT Việt Nam đứng trước thực trạng kinh doanh hết sức khó khăn, địa bàn hoạt động rộng, thị trường kinh tế hàng hoá chưa phát triển, biên chế quá đông, trình độ lại bất cập, tư tưởng bao cấp hết sức nặng nề, trong cách nghĩ, cách làm, năng suất lao động thấp, cơ sở phục vụ sản xuất kinh doanh thiếu và lạc hậu, kết quả kinh doanh thua lỗ. Kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường còn hạn chế, và đặc biệt là còn thiếu những phương pháp trong quản lý tài chính.
Cùng với sự nghiệp đổi mới của toàn ngành, NHNo&PTNT Việt Nam đã tiếp tục đổi mới toàn diện về nghề nghiệp, sắp xếp lại mô hình tổ chức, tinh gọn bộ máy, sử dụng có hiệu quả 5 công cụ điều hành đó là kế hoạch, lãi suất, tài chính, kiểm tra - kiểm soát và thi đua. Cơ chế khoán tài chính cũng được ra đời từ năm 1992. Văn bản 946/NHNo ngày 01/9/1992 về cơ chế khoán tài chính trong hệ thống NHNo và nó gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trải qua từng năm, cơ chế khoán được thay đổi phù hợp cơ chế của Nhà nước và tình hình kinh tế chính trị xã hội. Nhà nước giao đơn giá tiền lương trên quỹ thu nhập, như năm 2012 Nhà nước giao đơn giá là 616 đồng/1000 đồng quỹ thu nhập, năm 2013 cũng tương tự như vậy, NHNo làm ra 1000 đồng (thu - chi chưa có lương) thì sẽ được hưởng 616 đồng để tạo quỹ tiền lương và tiền lương ngoài giờ. Trên cở sở đơn giá được giao của Nhà nước, NHNo cũng phải xây dựng các cơ chế khoán tài chính, giao lại đơn giá cho các chi nhánh phụ thuộc, phê duyệt từng chỉ tiêu về khoán tài chính:
60
khoán doanh thu, khoán chi phí, tiền lương, tiền thưởng...
NHNo&PTNT Việt Nam một mặt đã chuyển thị trường hoạt động vốn và tín dụng về với nông nghiệp, nông thôn, khẳng định vai trò, vị trí chủ đạo của mình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn; mặt khác tiếp cận và mở rộng hoạt động ở khu vực thành thị, phát triển kinh doanh đa năng... muốn có quỹ thu nhập đòi hỏi phải có doanh thu lớn hơn chi phí và thu tư hoạt động tín dụng là chủ yếu cùng với thu từ hoạt động dịch vụ.
Qua nghiên cứu thực tế, luận văn xin nêu một số nguyên nhân cơ bản, dẫn đến những thành công trên của NHNo&PTNT Việt Nam.
Thứ nhất, là sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và việc làm, của
đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn hệ thống, luôn coi trọng công tác huy động vốn tại chỗ, vì sự tăng trưởng vốn trong kinh doanh là thước đo tầm vóc và uy tín của một ngân hàng thương mại. Mặt khác, chính sự tăng trưởng nguồn vốn tại chỗ, tạo điều kiện giúp ngân hàng giảm chi phí đầu vào, mở rộng các dịch vụ, đồng thời chủ động về vốn trong hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, xác định đúng mô hình kinh doanh, xây dựng và triển khai mô
hình màng lưới sâu rộng trên địa bàn nông thôn, đã thực sự đưa hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam về với nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, từng bước mở rộng hoạt động vào khu vực thành thị, kết hợp giữa phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống màng lưới, gắn với tăng cường công tác khoán tài chính đến từng chi nhánh với những việc làm cụ thể là:
- Mở thêm các chi nhánh giao dịch ở những nơi có điều kiện, tạo thuận lợi cho khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại của khách hàng khi giao dịch với ngân hàng. Từ đó, giúp NHNo&PTNT Việt Nam vừa chiếm lĩnh thị trường; vừa khai thác được tối đa nguồn vốn nhỏ lẻ ở trong dân, mở rộng được kinh doanh (tăng trưởng khối lượng tín dụng), vừa củng cố và thiết
lập được quan hệ với khách hàng.
- Cải tạo và nâng cấp trụ sở giao dịch, có biển hiệu rõ ràng, đảm bảo khang trang, tiện nghi hơn, trang bị đủ công cụ, phương tiện làm việc, tạo sự tín nhiệm, độ tin cậy của khách hàng khi giao dịch. Mặt khác, thực hiện tốt lịch trực giao dịch với khách hàng, đổi mới phong cách giao tiếp, với phương châm “tất cả cán bộ công nhân viên phải tận tâm vì sự thành đạt của khách
hàng"”. Từ đó, giữ gìn và nâng cao được chữ “tín”” với khách hàng.
- Áp dụng chính sách khoán tài chính đến từng chi nhánh, thực hiện phân phối quỹ thu nhập, quỹ tiền lương làm ra theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, chống tư tưởng bao cấp, cào bằng trong phân phối. Tạo lập ý thức chăm lo đến kết quả kinh doanh của mọi người, mọi cấp, là động lực thúc đẩy đơn vị mở rộng kinh doanh có hiệu quả.
Thứ ba, thường xuyên nghiên cứu thị trường, tâm lý tập quán khách
hàng, đề ra chính sách sản phẩm, chính sách lãi suất phù hợp với tình hình cung - cầu về vốn trên thị trường, đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của ngân hàng và khách hàng. Việc thường xuyên cho ra đời những sản phẩm mới đa dạng, cộng với việc tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng trong dân chúng, dưới các hình thức như: hệ thống phát thanh và truyền thanh, truyền hình, báo chí và niêm yết công khai tại các điểm giao dịch, tạo điều kiện giúp ngân hàng khai thác được tiềm năng về vốn nhàn rỗi, trong các tổ chức kinh tế và dân cư. Đồng thời, nhiều chi nhánh trong toàn quốc đã thực hiện tốt chủ chương đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đáp ứng ngày càng nhiều sản phẩm, tiện ích cho khách hàng như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm bằng vàng và nhiều hình thức khuyến mại, từ đó thu hút được khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
Thứ tư: Tích cực đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, triển
62
Ngân hàng thế giới tài trợ (WB), thực hiện giao dịch một cửa, mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt, như chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính, tổ chức tốt công tác thanh toán..., đảm bảo phục vụ kịp thời chính xác các yêu cầu của khách hàng.
Từ đó, một mặt thúc đẩy nhanh chu chuyển vốn trong nền kinh tế (tiết kiệm vốn trong thanh toán), mặt khác giữ vững được khách hàng đã có, thu hút thêm được nhiều khách hàng mới.