2.3.2.1 Hạn chế
- Qua thực trạng quản lý nguồn vốn của các NHTM, có thể đi đến nhận xét là việc quản lý tài sản Nợ của các NHTM đang ở trình độ chưa cao, nội dung quản lý còn chưa phong phú; chưa có mô hình, chưa có quy trình chuẩn cho việc quản lý tài sản Nợ.
- Quản lý tín dụng là quản lý một phần rất quan trọng trong tài sản Có của ngân hàng, là nơi tạo ra thu nhập chính cho các ngân hàng đặc biệt là ở các ngân hàng Viêt Nam, nhưng thực trạng của việc quản lý này đã chưa được coi trọng, tình trạng nợ quán hạn tăng cao, trích lập dự phòng rủi ro lớn, thậ m chí trong những năm đầu khi chuyển sang cơ chế thị trường còn có tình trạng buông lỏng quản lý, do chưa hiểu đầy đủ tính chất phức tạp của các nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay nên chỉ quan tâm đến việc đẩy mạnh cho vay, tăng dư nợ mà không coi trọng chất lượng của từng khoản vay, không lường trước những rủi ro gì có thể xảy ra khi quyết định cho vay, nhiều khoản cho vay chỉ cần tài sản thế chấp mà không xét đến tính hiệu quả của dự án vay. Vì vậy có trường hợp vẫn cho vay đối với khách hàng có nợ quá hạn cao hoặc khách hàng thiếu giấy phép kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng ngành nghề theo giấy phép. Ngoài ra, có ngân hàng vẫn tiến hành cho vay đối với những khách hàng mà tài sản thế chấp, cầm cố của họ không đủ các yếu
tố pháp lý cần thiết hoặc tài sản thế chấp bị đánh giá quá cao so với thực tế nên không phát mại được để thu hồi vốn. Có trường hợp ngân hàng lại tuỳ tiện cho khách hàng gia hạn nợ. Bên cạnh sự hạn chế về năng lực, trình độ thì những nguyên nhân bắt nguồn từ tư lợi cá nhân của một số cán bộ làm việc trong các ngân hàng cũng làm cho họ vi phạm những điều cấm đối với cán bộ ngân hàng, đặc biệt là với những người có quyền ra quyết định cho vay.
- Hệ lụy của các khoản nợ khó đòi là các khoản chi phí trích lập dự phòng rủi ro quá lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ thu nhập của mỗi đơn vị và cũng là hậu quả ảnh hưởng đến thu nhập của toàn hệ thống.
Trong năm 2013, có những chi nhánh phụ thuộc của Agribank phải trích lập dự phòng rủi ro lên đến trên 2.000 tỷ, gần bằng lợi nhuận sau thuế của cả hệ thống. Vì vậy việc quản lý tải sản, quản lý rủi ro là việc làm hết sức quan trọng trong quản lý tài chính của ngân hàng.
- Để tạo ra một cơ chế quản lý thu nhập cũng chính là phải tạo ra một cơ chế sử dụng các nguồn thu có thể huy động được, bất kể đó là nguồn thu do nghiệp vụ cho vay hoặc bất cứ một loại nghiệp vụ, dịch vụ nào. Đồng thời, việc xây dựng được một cơ chế quản lý thu nhập hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng bám sát được các mục tiêu đã đề ra và luôn luôn tìm ra được các biện pháp có hiệu quả để đạt mục tiêu đó. Vì vậy, quản lý thu nhập không có nghĩa là giữ cho các nguồn thu ổn định vững chắc, mà điều quan trọng hơn là làm sao phát triển và mở rộng được các nguồn thu tùy theo khả năng ngân hàng có thể làm được. Vấn đề này có mối liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các khoản chi của các ngân hàng. Quản lý các khoản chi trong NHNo&PTNT Việt Nam cũng chưa có các cơ chế, chính sách hợp lý nên làm hạn chế việc phát triển các nguồn thu của ngân hàng.
Việc quản lý kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính trong hệ thống chưa có sự đồng bộ dẫn tới việc một số chi nhánh mong đạt được kế hoạch tài
64
chính lợi nhuận của mình mà vẫn chấp nhận những khoản tiền gửi của một số tổ chức mà thời hạn ngắn tính ổn định thấp nhưng có lãi suất thấp hơn lãi suất điều hoà vốn trong hệ thống nhằm tìm kiếm lợi nhuận ngay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
- Cơ chế quản lý về khoán tài chính về quản lý quỹ thu nhập, quản lý tiền lương, quản lý các khoản chi nhất là chi trích lập dự phòng rủi ro còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ nên quản lý cơ chế này tốt thì sẽ ảnh hưởng trực tiến cơ chế khác. Cơ chế trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo đúng nhóm nợ theo định tính và định lượng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ thu nhập của toàn hệ thống.
2.3.2.2 Nguyên nhân
- Từ việc chưa nhận thức được một cách đầy đủ tầm quan trọng của việc quản lý tài sản nợ đặc biệt chưa có được các chính sách cần thiết trong việc quản lý nguồn vốn tập trung, nên có những thời kỳ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nguồn vốn toàn hệ thống không sử dụng hết trong khi đó một số chi nhánh vẫn đi vay, huy động tiền gửi với lãi suất cao, không nhận thức sâu sắc, không dự báo được biến động của thị trường nên đã vấp phải tình trạng rủi ro về lãi suất trong thời gian dài, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và ảnh hưởng tực tiếp đến tình hình tài chính của đơn vị.
- Tình trạng để nợ quá hạn cao và kéo dài trong nhiều năm cũng bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan của cán bộ tín dụng, người duyệt cho vay..., đồng thời cũng do hoạt động kiểm soát nội bộ của bản thân các ngân hàng chưa tốt, công tác thanh tra, giám sát của NHNN các cấp từ tỉnh đến Trung ương nhiều khi còn lơi lỏng. Chính do tính hiệu quả trong hoạt động kiểm soát nội bộ và thanh tra, giám sát của ngân hàng chưa cao nên xuất hiện có ngân hàng tình trạng tập trung cho một khách hàng vay quá nhiều, vượt giới hạn cho phép. Cũng do hoạt động kiểm soát nội bộ và công tác thanh tra,
giám sát của ngân hàng còn chưa cao nên việc theo dõi, kiểm tra khách hàng vay vốn còn thiếu sâu sát. Đây cũng là nguyên nhân làm cho khách hàng phát sinh những hành vi lừa đảo để sử dụng vốn sai mục đích mà ngân hàng không biết; hoặc khi ngân hàng biết thì đã quá muộn nên vốn vay của ngân hàng này đã trở thành khoản nợ quá hạn khó đòi.
- Thực trạng việc quản lý các khoản mục tín dụng trong NHNo&PTNT Việt Nam chưa tốt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết là tình trạng quản trị và điều hành ngân hàng chưa tốt, tình hình kinh tế, chính trị bất ổn trên toàn thế giới.
- Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho các ngân hàng chưa thể ngay một lúc phá thế độc canh tín dụng của mình, một trong những nguyên nhân là sự phát triển rất chậm chạp của thị trường vốn ngắn hạn và thị trường vốn dài hạn. Bản thân NHNo&PTNT Việt Nam cũng chưa đủ sự tín nhiệm và uy tín để đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới khác nhau để tăng nguồn thu. Đặc biệt, trong tình hình mà trong nước cũng như trên thế giới, tác động của những diễn biến phức tạp trong đời sống chính trị, kinh tế của các nước, của các khu vực kinh tế lớn trên thế giới đến hoạt động ngân hàng là vô cùng phức tạp nên định hướng cho các hoạt động kinh doanh cũng như các biện pháp kèm theo trong NHNo&PTNT Việt Nam không phải lúc nào cũng phù hợp. Tất cả những yếu tố đó có tác động trực tiếp đến mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng và đến các nguồn thu mà ngân hàng mong đợi. Do vậy mà NHNo&PTNT Việt Nam vẫn luôn phải duy trì các nguồn thu mang tính truyền thống.
- Các cơ chế quản lý tài chính của NHNo xây dựng chưa được đồng bộ để đảm bảo lợi ích chung cho hoạt động kinh doanh, chưa có kế hoạch dài hạn để hạn chế rủi ro.
66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã phân tích và làm rõ thực trạng cơ chế quản lý tài chính trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, qua đó khẳng định trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, các ngân hàng thương mại nói chung đều gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. NHNo Việt Nam nói riêng với trên 2200 chi nhánh trên khắp mọi miền đất nước cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Để đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, NHNo đã phải xây dụng các cơ chế quản lý tài chính phù hợp với điều kiện đặc thù, tạo điều kiện thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên, đến nay cơ chế quản lý tài chính cũng bộc lộ những tồn tại nhất định, hạn chế đến sự phát triển của hệ thống NHNo. Những tồn tại đó, do nguyên nhân chủ quan và khách quan bên ngoài tác động.
Vấn đề đặt ra , phải làm thế nào để quản lý tài chính, khai thác có hiệu quả các nguồn lực, khắc phục những tồn tại đã được làm rõ trong chương này và cũng làm tiền đề, cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện và phát triển cơ chế quản lý tài chính trong hệ thống NHNo&PTNT VN.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM