MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 0386 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 116)

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.3.1.1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh điều chỉnh hoạt động kinh doanh, các công cụ tài chính phái sinh của các Ngân hàng thương mại

Hiện tại, Việt Nam chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh về kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh. Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật độc lập điều chỉnh tổ chức và hoạt động của thị trường giao dịch các công cụ tài chính phái sinh và các hoạt động cung cấp dịch vụ phái sinh của các TCTD, ngoại trừ hai quy chế về kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng trên tài khoản của các TCTD do NHNN Việt Nam ban hành. Việt Nam cũng chưa có khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của thị trường công cụ tài chính phái sinh, ngoại trừ quy chế tổ chức và

102

hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN Việt Nam ban hành. Theo quy chế này, các NHTM chỉ có thể thực hiện hoạt động kinh doanh đối với một số công cụ tài chính phái sinh về ngoại tệ (swap, option,...) với nhau qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trên thực tế, các NHTM chủ yếu thực hiện hoạt động kinh doanh công cụ tài chính phái sinh với khách hàng qua thị trường OTC.

Chưa có quy định pháp lý chính thức cho phép các NHTM kinh doanh hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh. Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa có quy định cụ thể cho phép các NHTM cung cấp các dịch vụ phái sinh dựa trên hàng hoá và các tài sản tài chính hoặc cho phép các NHTM đầu tư vào các sản phẩm này. Đồng thời, pháp luật ngân hàng chưa có quy định cụ thể về việc cấp phép, giám sát rủi ro, thanh tra của NHNN Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh của các NHTM. Các hoạt động kinh doanh của các NHTM được quy định trong Luật các TCTD không bao gồm các sản phẩm tài chính phái sinh. Các sản phẩm tài chính phái sinh do các TCTD cung cấp hiện tại đều được NHNN Việt Nam cho phép thực hiện thí điểm.

Các quy định của pháp luật hiện hành chưa có quy định về các biện pháp, tỷ lệ đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro các NHTM khi cung cấp hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh và chưa có quy định làm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào các giao dịch mua, bán các công cụ tài chính phái sinh. Theo quy định của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (Phụ lục G), nhà cung cấp dịch vụ tài chính Hoa Kỳ tại Việt Nam được phép tự doanh hoặc kinh doanh cho khách hàng các sản phẩm phái sinh. Nhưng trên thực tế cho đến nay, NHNN Việt Nam chưa ban hành các quy chế nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh các sản phẩm phái sinh của các NHTM, nên các ngân hàng Hoa Kỳ tại Việt Nam chưa thể triển khai thực

hiện việc cung cấp các sản phẩm này và NHNN Việt Nam cũng chưa có cơ sở pháp lý để giám sát, thanh tra đối với hoạt động cung cấp dịch vụ này của các ngân hàng Hoa Kỳ tại Việt Nam nếu họ cung cấp các dịch vụ này theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Thực trạng này cũng dẫn đến sự đối xử không bình đẳng trong các quy định pháp luật hiện hành khi các ngân hàng Hoa Kỳ có thể được cung cấp các sản phẩm phái sinh theo quy định tại Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, trong khi các NHTM Việt Nam chưa được phép cung cấp dịch vụ này hoặc chỉ được phép thực hiện khi được NHNN Việt Nam cho phép thí điểm. Như vậy, pháp luật hiện hành đã chưa tạo điều kiện cho các NHTM trong nước nâng cao khả năng tài chính, năng lực cạnh tranh thông qua việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng....

Thực trạng và bất cập nêu trên của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh đòi hỏi NHNN Việt Nam và các cơ quan có liên quan phải nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh điều chỉnh hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh của các NHTM.

3.3.1.2 Ngân hàng nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để chỉnh sửa Quyết định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Theo thông lệ quốc tế để xác định chính xác hơn tỷ lệ nợ xấu của các TCTD. Việc sửa đổi nên được thực hiện theo hướng:

- Đối với các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán, TCTD phải phân loại vào nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) để quản lý, giám sát tình hình tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và trích lập dự phòng chung.

- Trong thực tế hoạt động ngân hàng, khi TCTD phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết (trả thay, thanh toán thay), khoản nợ đó đã quá hạn và khách

104

hàng đã có vấn đề về khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình. Như vậy, xét về góc độ rủi ro, các khoản trả thay, thanh toán thay này cần phải được coi là các khoản nợ xấu. Do đó, đối với các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán mà các TCTD phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, TCTD cần phân loại các khoản trả thay đối với các khoản bảo lãnh, các khoản thanh toán đối với các chấp nhận thanh toán vào các nhóm nợ 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (Nợ nghi ngờ), 5 (Nợ có khả năng mất vốn) theo số ngày quá hạn được tính từ ngày tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ của mình theo các cam kết,cụ thể:

+ Phân loại vàonhóm 3 nếu quáhạn dưới 30 ngày;

+ Phân loại vàonhóm 4 nếu quáhạn từ 30 ngày đến 90 ngày; + Phân loại vàonhóm 5 nếu quáhạn trên 90 ngày.

+ Trường hợp TCTD đánh giá các khoản trả thay, các khoản thanh toán này có mức rủi ro cao hơn nhóm nợ phân loại theo số ngày quá hạn nêu trên, TCTD tự quyết định phân loại các khoản trả thay, các khoản thanh toán này vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo đánh giá của TCTD.

- Để phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro của nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được phân loại theo hai loại có mức độ rủi ro khác nhau là:

+ Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; và + Nợ gia hạn thời hạn trả nợ.

Theo đó, nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ phân loại vào nhóm 2 trở lên, nợ gia hạn thời hạn trả nợ phân loại vào nhóm 3 trở lên đồng thời sử dụng yếu tố định lượng là số lần điều chỉnh, gia hạn nợ và số ngày quá hạn để phân loại vào nhóm cao hơn. Việc sửa đổi này sẽ hạn chế các TCTD điều chỉnh thời hạn trả nợ tràn lan, thậm chí sử dụng việc điều chỉnh này để che dấu rủi ro thực tế của khoản nợ.

chuyển các khoản nợ vào nhóm có mức rủi ro thấp hơn, như:

+ Đối với các khoản nợ quá hạn, trường hợp khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và/hoặc lãi bị quá hạn và tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại, TCTD có thể phân loại khoản nợ đó vào nhóm 1.

+ Đối với các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu, trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tối thiểu 04 kỳ liên tục đối với cá c khoản nợ trung dài hạn, 02 kỳ liên tục đối với các khoản nợ ngắn hạn, TCTD có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 1.

+ Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 06 tháng đối với các khoản nợ trung dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn được cơ cấu lại, TCTD có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 2 hoặc nhóm 1.

+ Đồng thời, NHNN Việt Nam cần quy định các trường hợp TCTD phải chuyển các khoản nợ vào nhóm có mức rủi ro cao hơn, cụ thể:

- Đối với khách hàng có từ 02 khoản nợ trở lên tại TCTD mà có bất cứ một khoản nợ nào đã bị phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, TCTD phải chuyển toán bộ các khoản vay khác của khách hàng vào nhóm có mức độ rủi ro cao nhất đó.

+ Đối với khoản cho vay hợp vốn, TCTD làm đầu mối phải thực hiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn và phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các TCTD tham gia hợp vốn. Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số khoản nợ khác đã được phân loại tại các TCTD tham gia, TCTD tham gia chuyển toàn bộ các khoản nợ của khách hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do TCTD đầu mối phân loại hoặc do TCTD tham gia phân

106

loại nếu nhóm nợ đó có mức độ rủi ro cao hơn.

+ Trường hơp TCTD có đủ thông tin về tình hình kinh doanh, tình trạng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng và đánh giá các khoản nợ của khách hàng đó có mức độ rủi ro cao hơn nhóm nợ mà các khoản nợ này được phân loại theo quy định, TCTD chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ này vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo cách đánh giá của TCTD.

- Để đảm bảo tốt hơn nguồn dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, NHNN Việt Nam nên điều chỉnh tỷ lệ trích lập dự phòng chung từ 0,75% hiện nay lên 1% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1đến nhóm4.

3.3.1.3 Hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực IAS. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và tiến tới các chuẩn mực quốc tế

Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng cơ bản sau: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các "điểm" nhạy cảm; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các TCTD; nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro; xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài. Tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn. Qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh việc sử dụng các giấy tờ có giá như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại tín phiếu, trái phiếu của các NHTM. Triển khai mạnh hơn nữa các nghiệp vụ như repo đảo ngược, furture, option...

- Các văn bản của ngành hướng dẫn các Nghị định của Chính phủ phải được tiến hành đồng thời với quá trình xây dựng Nghị định, để việc triển khai thi hành các Nghị định được kịp thời. Các văn bản pháp lý của NHNN chỉ nên dừng lại ở việc hướng dẫn quy trình pháp luật, không nên can thiệp quá sâu vào quy trình nghiệp vụ của NH nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các NHTM.

- Căn cứ vào chiến lược phát triển toàn ngành về mô hình phát triển, chính sách.. giúp NHTM có định hướng, xây dựng chiến lược kinh doanh ổn định, bền vững, phát huy hiệu quả.

3.3.1.4 Có chính sách hỗ trợ tài chính cho các Ngân hàng thương mại trong việc đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin quản lý và đào tạo cán bộ

Để tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM thực hiện hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực tổ chức NHTM, NHNN cần có chiến lược chung và biện pháp đầu tư hiện đại hoá cho cả hệ thống và từng NHTM để tránh việc đầu tư chồng chéo, lãng phí, tốn kém không hiệu qủa. Bởi tính chất đặc thù của hoạt động dịch vụ NH mang tính hệ thống, tính liên kết toàn hệ thống ở phạm vi rộng, với mọi tổ chức. Nên công nghệ tin học phải đáp ứng tính thống nhất không thể mang tính cục bộ, không thể mỗi nơi một phần mềm, một công nghệ khác nhau. Các công nghệ tin học Ngân hàng đều có những gắn kết chặt với nhau trong việc thực hiện các dịch vụ Ngân hàng. Các TCTD cần được sử dụng chung các giải pháp công nghệ: Tin học Ngân hàng bán lẻ, tin học thực hiện thanh toán thẻ trong toàn hệ thống.

Đồng thời, NHNN phải đi tiên phong trong việc hiện đại hoá, trước hết là trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Cần nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán của NHNN. Bởi hiện nay tốc độ thanh toán qua trung tâm bù trừ của NHNN rất chậm, gây khó khăn cho các NHTM trong việc nâng cao chất lượng các món thanh toán.

108

NHNN cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM đầu tu hiện đại hoá thông qua các biện pháp: tự đầu tu, liên kết, vay vốn... bởi chi phí cho đầu tu là rất lớn. Cần chỉ đạo sát sao, cụ thể hơn và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan, chính quyền các cấp, tạo điều kiện cho NH đẩy mạnh tiến độ xử lý nợ tồn đọng. Tạo môi truờng pháp lý cho các AMC của các NHTM hoạt động tốt.

3.3.1.5 Hoàn thiện thị trường tiền tệ, tạo môi trường đầu tư và bổ sung vốn cho Ngân hàng thương mại

Thị truờng tiền tệ là nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho các NHTM khi thiếu thốn, đồng thời cũng là nơi mà NHTM có thể đầu tu khi thừa vốn. Thị truờng tiền tệ gồm: thị truờng tín dụng, thị truờng nội tệ liên NH, thị truờng ngoại tệ liên NH, thị truờng tín phiếu kho bạc. Nếu NHNN giải quyết tốt các mối quan hệ trên các thị truờng này thì NHNN sẽ quản lý, điều hoà đuợc khả năng thanh toán giữa các NHTM, đồng thời tạo cho các NHTM có môi truờng thuận lợi để phát triển đầu tu, huy động vốn khi cần thiết.

3.3.1.6 Đổi mới và nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động ngân hàng

Để làm tốt việc này, cần khẩn truơng tiến hành cải cách thanh tra ngân hàng theo huớng tập trung hoá, hình thành Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, đồng thời thay đổi phuơng pháp tiếp cận, quy trình nghiệp vụ thanh tra giám sát. Từng buớc tạo tiền đề để đến sau năm 20 20 xây dựng đuợc Cơ quan Giám sát tài chính tổng hợp, có vị thế và vai trò cao hơn trong việc thực hiện chức năng giám sát an toàn toàn bộ hoạt động tài chính, bao gồm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Mục tiêu và trách nhiệm chính của Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng của NHNN Việt Nam là góp phần bảo đảm sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD và chấp hành nghiêm minh pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân

hàng, bảo vệ lợi ích của công chúng.

ưu tiên đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của Thanh tra NHNN hiện nay theo hướng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo, điều hành của Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng dưới

Một phần của tài liệu 0386 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w