Thứ nhất, Chính phủ các nước rất quan tâm đến vấn đề phát triển nông
nghiệp, nông thôn và xoá đói giảm nghèo, hầu hết ở các nước tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn được thực hiện thông qua Ngân hàng quốc doanh. Nguồn tài chính do Chính phủ cấp, ngoài ra Chính phủ còn bắt buộc các NHTM phải dành một tỷ lệ vốn nhất định để cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai, một số nước đã thành lập Ngân hàng chuyên trách phục vụ
vốn cho người nghèo. Song Ngân hàng này hoạt động như các NHTM khác, các cơ chế về tài chính và quản lý tài chính do các Ngân hàng này quyết định như: lãi suất cho vay cao và tự bù đắp các chi phí hoạt động (lãi suất cao hơn lãi suất của các NHTM khác), có tích luỹ để phát triển bền vững.
Thứ ba, lãi suất cho vay đối với người nghèo không nên quá thấp. Bởi
lẽ, lãi suất quá thấp sẽ không huy động được tiềm năng về vốn ở nông thôn, thường gây ra tâm lý cho người vay vốn không chịu tiết kiệm, vốn được sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, hỗ trợ vốn cho người nghèo có những đặc điểm khác biệt như, có những chế độ ưu đãi nhất định của Nhà nước về thuế, lãi suất và thường không có tài sản thế chấp. Do vậy, cần phải có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ kênh tín dụng này nhằm tránh tiêu cực và nâng cao hiệu quả của đồng vốn.
Qua nghiên cứu rút ra kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề về quản lý tài chính của một số mô hình Ngân hàng của Bangladesh, Indonesia, Malaysia...Trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm:
- Nguồn vốn ban đầu đều do Chính phủ cấp thông qua một số Ngân hàng quốc doanh mà chủ yếu là thông qua Ngân hàng Nông nghiệp.
- Một số nước đã thành lập Ngân hàng chuyên trách phục vụ người nghèo song hoạt động như một NHTM, lãi suất cho vay theo cơ chế thị trường, vì vậy bù đắp được chi phí và có thể tồn tại và phát triển bền vững.
- Lãi suất cho vay người nghèo cũng không nên quá thấp.
- Hầu hết người nghèo vay vốn được hưởng chế độ ưu đãi không phải thế chấp tài sản. Chính vì vậy cần phải có chế độ kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh tiêu cực và nâng cao hiệu quả đồng vốn.
Như vậy, từ kinh nghiệm ở một số nước về giải quyết các vấn đề quản lý tài chính đối với NHTM cho chúng ta thấy: cơ chế quản lý tài chính hầu hết ở các nước đều thông qua NHTM làm dịch vụ giải ngân.
30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 luận văn khái quát quá trình hình thành và phát triển của NHTM; đặc điểm và chức năng hoạt động của NHTM. Nội dung quản lý tài chính của NHTM trong nền kinh tế.
Làm rõ cơ sở lý luận của quản lý tài chính trong hoạt động của NHTM, chỉ tiêu đo lường, hiệu quả quản lý tài chính và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính của NHTM.
Qua kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trên thế giới, bài học rút kinh nghệm đối với NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam nói chung.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.
Từ tháng 3/1988: các chi nhánh tỉnh, huyện lần lượt chuyển từ Ngân hàng Nhà nước về Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Đến tháng 7/1988, Trung tâm điều hành Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được hình thành để điều hành hoạt động của toàn hệ thống.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
phủ) ký Quyết định số 400/CP thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp
là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
32
Năm 2001: Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông
thôn 10 năm 2001-2010 trên cơ sở những thành tựu qua hơn 10 năm đổi mới và
những vấn đề tồn tại được Chính phủ phê duyệt tháng 10/2001 gồm các nội dung chính là: Đánh giá thực trạng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam, tầm nhìn 10 năm tới, lộ trình cơ cấu lại nợ và lành mạnh hoá tài
chính, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp (có phần đề xuất
mô hình Ngân hàng chính sách), xác định lộ trình và kinh phí. Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực
trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ câu
giai đoạn 2001-2010, Ngân hàng Nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tình hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn đọng. Mô hình tổ chức từng bước được hoàn thiện nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành. Bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến chi nhánh được củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng hơn.
Đến cuối năm 2005, vốn tự có của NHNo&PTNT VN đạt 7.702tỷ
VND,
tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo.
Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2008; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 242.062 tỷ đồng. Năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày
thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009); vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500.
Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam. Thực thi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại, năm 2010, HĐQT Agribank đã ban hành và triển khai Điều lệ mới về tổ chức và hoạt động của Agribank thay thế Điều lệ ban hành năm 2002. Cũng trong 2010, Agribank được Chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ của Agribank lên 20.810 tỷ đồng, tiếp tục là Định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Năm 2012 là năm Agribank đầu tư cho "Tam nông" đạt mốc 300.000 tỷ đồng, dẫn đầu các tổ chức tín dụng trong việc cho vay thí điểm xây dựng nông thôn mới, qua đó góp phần vào thành công bước đầu của Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 của Chính phủ.
Năm 2013, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong
nước,
hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản có của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm 2011, là Ngân hàng Thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất, các tỷ lệ an
toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm dần.
Năm 2014, Agribank kỷ niệm 26 năm ngày thành lập (26/3/1988 -
26/3/2014). Tại Lễ kỷ niệm 26 năm ngày thành lập, Agribank vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng - Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh năm
2013/2012 So sánh năm2014/2013
Số
tiền Tỷ lệ tiềnSố Tỷ lệ tiềnSố Tỷ lệ tiềnSố Tỷ lệ tiềnSố
Tỷ lệ Tiền gửi tiết kiệm 1321,25 35,29% 4553,21 56,20% 8494,65 55,25% 3231,96 244,61% 3941,44 86 % 34
nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.