Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 0386 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 126 - 132)

* Chính phủ cần giao cho Bộ, Ban, ngành, Uỷ ban Nhân dân các địa phương liên quan tích cực phối hợp với ngành ngân hàng trong tiến trình sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước.

Phần lớn các doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi, sắp xếp lại đều gặp khó khăn về tài chính nhu: SXKD thua lỗ kéo dài, nợ phải trả lớn, nhất là nợ ngân hàng và các doanh nghiệp này không có khả năng trả nợ. Do vậy, truớc khi chuyển đổi sở hữu, các doanh nghiệp đều có kiến nghị với ngân hàng xin đuợc xoá nợ, khoanh nợ, giãn nợ. Để xử lý các khoản nợ này, các NHTM phải sử dụng nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp hoặc hạch toán vào chi phí. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình tài chính của các NHTM còn khó khăn, việc xử lý các khoản nợ này là rất khó thực hiện.

Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, nếu các khoản nợ ngân hàng của doanh nghiệp không thể xử lý đuợc nhu cách trên thì doanh nghiệp có thể thoả thuận với ngân hàng để chuyển nợ thành vốn góp hoặc bán nợ cho DATC theo giá

thoả thuận. Tuy nhiên, các giẩi pháp này rất khó thực hiện bởi: bản thân doanh nghiệp chua có giải pháp hay phuơng án kinh doanh có thể thuyết phục đuợc các

ngân hàng thực hiện chuyển nợ thành vốn góp; đồng thời, các ngân hàng cũng bị

khống chế bởi các tỷ lệ về an toàn trong hoạt động ngân hàng; phần lớn các khoản

nợ của doanh nghiệp đều khó có khả năng thu hồi không hấp dẫn hay thuyết phục

đuợc Dự án tài chính mua theo giá thoả thuận.

Theo các quy định hiện hành, truờng hợp công ty Nhà nuớc kinh doanh thua lỗ mất hết vốn không đuợc sáp nhập vào công ty khác. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số Bộ, ngành, địa phuơng tiến hành sáp nhập các công ty Nhà nuớc kinh doanh thua lỗ mất hết vốn nhà nuớc vào công ty nhà nuớc khác, gây ảnh huởng xấu đến khả năng tài chính của công ty nhận sáp nhập và ảnh huởng tới việc thu hồi nợ cũng nhu tài chính của các NHTM.

112

Hiện nay, trên thực tế phát sinh trường hợp Doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá hoặc Công ty Nhà nước được tổ chức lại đã có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp con dấu mang tên doanh nghiệp mới và doanh nghiệp chưa làm xong thủ tục chuyển sang tên doanh nghiệp mới trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, doanh nghiệp mới có nhu cầu vay vốn để tiếp tục SXKD, nhưng hiện chưa có quy định về giá trị pháp lý đối với các hợp đồng dân sự, kinh tế phát sinh trong khoảng thời gian nói trên. Do đó, các hợp đồng tín dụng ký kết giữa doanh nghiệp mới với NHTM không thực hiện được đã gây ách tắc hoạt động SXKD của doanh nghiệp mới. Mặt khác, các NHTM cũng rất khó khăn trong việc theo dõi các khoản nợ cũ của doanh nghiệp trước khi sắp xếp, chuyển đổi.

* Để tạo ra sự phát triển bền vững cho hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế.

Nhà nước cần có giải pháp mạnh mẽ nhằm thúc đẩy phát triển phương thức tài trợ trực tiếp, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, tiếp tục cải cách môi trường đầu tư trong nước để khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẵn sàng bỏ vốn đầu tư đẩy nhanh tiến độ đổi mới xắp xếp lại và cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ... tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trường vốn hiện đại, có cấu trúc cân đối hoạt động an toàn và hiệu quả; phát triển nhanh thị trường bất động sản, ... tạo hành lang pháp lý, đơn giản các thủ tục để đẩy nhanh việc xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng.

* Trong điều kiện môi trường pháp luật về kinh tế đang được hoàn thiện, để hạn chế rủi ro, tăng năng lực tài chính cho các ngân hàng thương mại

Chính phủ cần có những biện pháp kiên quyết để tăng cường tính hiệu lực và thực thi của hệ thống pháp luật, chính sách quy chế phải rõ ràng minh

bạch, sửa đổi các Luật cần đi liền đồng bộ với quy định, huớng dẫn chi tiết. Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan phối hợp với NHNN Việt Nam ban hành các quy định tháo gỡ khó khăn cho các NHTM trong quá trình xử lý các tài sản thế chấp nhu :

- Thông thuờng thì khi nguời vay không trả đuợc nợ, TCTD cho vay đuợc quyền bán tài sản đảm bảo để thanh lý khoản nợ đó mà không phải thông qua bất kỳ một cơ quan nào, ngoại trừ khi hợp đồng tín dụng có tranh chấp. Do đó, Chính phủ cần sửa đổi Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về Bảo đảm tiền vay của các TCTD theo huớng: bảo đảm quyền chủ động của các TCTD khi xử lý tài sản đảm bảo, cơ chế chính sách bảo vệ quyền lợi của nguời cho vay.

- Trong giai đoạn hiện nay đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế đặc biệt cho phép NHTM hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với các tài sản thế chấp, nhất là bất động sản, cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ, tránh việc hình sự hoá của các cơ quan bảo vệ pháp luật vào các hoạt động này, có cơ chế chính sách về đấu giá, phát mại các tài sản cầm cố, thế chấp, cơ chế đặc biệt về chuyển nhuợng quyền sử dụng đất, cơ chế phát mại tài sản thuộc quyền sở hữu của các Doanh nghiệp Nhà nuớc, các thủ tục cấp phép liên quan đến việc phát mại tài sản.

- Khi thực hiện cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nuớc có du nợ vay ngân hàng chua trả đuợc, đề nghị dùng nguồn bán cổ phần để trả nợ vay ngân hàng.

- Chính phủ cần ban hành Nghị định quy định quyền hạn và trách nhiệm của NHTM trong việc cơ cấu lại Doanh nghiệp Nhà nuớc theo huớng :

+ Đề án sắp xếp lại (gồm cơ cấu lại hoạt động và cơ cấu lại tài chính) của Doanh nghiệp Nhà nuớc phải có sự tham gia của NHTM - với tu cách là chủ nợ - truớc khi trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Quá trình tham gia xây dựng đề án sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nuớc nếu xét thấy Doanh nghiệp Nhà nuớc không thể tồn tại đuợc, NHTM

114

chủ động đề nghị cho phá sản, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu.

+ Ttrong truờng hợp cần thiết, NHTM có thể đuợc quyền cử nguời tham gia quản trị điều hành doanh nghiệp.

- Văn bản huớng dẫn không tính thuế sử dụng đất đối với đất giao cho ngân hàng tới khi chuyển hẳn quyền sử dụng đất sang ngân hàng hoặc tới khi ngân hàng đuợc phép khai thác, kinh doanh.

- Văn bản huớng dẫn chỉ đạo các cơ quan thi hành án sớm bàn giao những tài sản đảm bảo vay đã đuợc Toà án tuyên giao cho NHTM.

* Chính phủ cần thiết lập hành lang pháp lý , quy định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ, ngành, địa phương trong việc yêu cầu khách

nợ phải trả nợ vay ngân hàng, tránh tình trạng dồn gánh nặng tài chính từ khách hàng sang ngân hàng. Quy rõ trách nhiệm của nguời đứng đầu doanh nghiệp (khách nợ) phải chịu trách nhiệm trả nợ, dù nguời đó mới đuợc kế nhiệm.

Chính phủ cần ban hành cơ chế cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ ngoài Toà án, linh hoạt trong việc chi hoa hồng, thu hồi mua bán và khai thác tài sản xiết nợ tạo điều kiện pháp lý tốt cho các công ty chủ động trong việc phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, cho phép các NHTM tham gia trực tiếp vào quá trình cơ cấu lại nợ của các Doanh nghiệp Nhà nuớc với quyền là chủ nợ.

* Tiếp tục đẩy mạnh cải cách khu vực ngân hàng bao gồm cả NHNN và cả các NHTM, là điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế, thúc đẩy

quá trình cổ phần hoá ngân hàng. Cho phép nhà đầu tu nuớc ngoài tham gia khu vực ngân hàng nhằm tăng cuờng năng lực tài chính, quản trị điều hành của các NHTM Nhà nuớc hiện nay. Đó cũng là biện pháp lâu dài làm ngăn chặn nợ xấu phát sinh, gắn cải cách ngân hàng với cải cách kinh tế toàn diện, cải cách ngân hàng cần phải tiến hành song song với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô, cải cách bộ máy quản lý nhà nuớc và khu vực chi tiêu công.

KẾT LUẬN

Quản lý tài chính là một công cụ quản lý khoa học, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thuơng mại nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng, do vậy sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản lý tài chính của ngân hàng. Việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân hàng thuơng mại là một vấn đề vô cùng quan trọng quyết định đến hoạt động và kết quả kinh doanh của mỗi NHTM.

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đua ra những lý luận cơ bản về quản lý tài chính ngân hàng thuơng mại cũng nhu cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn của việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại NHNo&PTNT Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại NHNo&PTNT Việt Nam. Với nội dung này, Luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ:

Thứ nhất, hệ thống hoá các lý luận chung về quản lý tài chính cũng nhu

việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong quá trình hoạt động của NHTM. Thông qua việc xem xét bản chất của hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động ngân hàng, luận văn đã đua ra nội dung nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của NHTM.

Thứ hai, từ việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính tại

NHNo&PTNT Việt Nam, qua đó đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý tài chính tại NHNo&PTNT Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó phân tích các kết quả đạt đuợc cũng nhu những vấn đề còn tồn tại, và nguyên nhân của những tồn tại làm cơ sở để đua ra các giải pháp và kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam .

Thứ ba, trên cơ sở phân tích các định huớng, trong việc quản lý tài chính

tại NHNo&PTNT Việt Nam, Luận văn đua ra một cách đồng bộ những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại NHNo&PTNT Việt Nam.

116

Đồng thời, đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam nhằm từng bước nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại NHNo&PTNT Việt Nam.

Tuy nhiên, quản lý tài chính trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam là một nội dung nghiên cứu khá phức tạp, đòi hỏi kiến thức sâu rộng, có kinh nhiệm thực tế trong nhiều lĩnh vực. Với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng của tác giả có hạn nên luận văn không tránh khỏi những mặt còn hạn chế, cần được nghiên cứu sâu rộng để hoàn thiện công cụ này, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT Việt Nam với các NHTM trong nước và thế giới trong nền kinh tế thị trường.

Để hoàn thành đề tài này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Gia đình, bạn bè đồng nghiệp cùng các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho Tác giả được học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và số liệu trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành đề tài.

NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Quản trị ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội năm 2001.

3. Đại học kinh tế quốc dân (2010), Giáo trình “Chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội” - NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Đại học kinh tế quốc dân, Viện Ngân hàng tài chính (2012), “Ngân hàng thương mại” - NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Luật Các tổ chức tín dụng (2010), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI NXB Chính trị quốc gia. 8. Học viện Ngân hàng (2010), Giáo trình lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Học viện Ngân hàng (2012), Giáo trình quản trị và kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

10. Học viện Ngân hàng (2012), Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Thống kê, Hà Nội.

11. Học viện Ngân hàng (2012), Giáo trình Marketing ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tạp chí ngân hàng các tháng, năm 2011,2012, 2013, 2014.

13. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, thời báo ngân hàng các tháng năm 2011, 2012, 2013, 2014.

14. NHNo&PTNT Việt Nam, Đề án chiến lược nguồn vốn của NHNo&PTNT

Việt Nam giai đoạn 2010 -2020, Hà Nội.

15. NHNo&PTNT Việt Nam, báo cáo thường niên các năm 2011, 2012, 2013. 16. NHNo&PTNT Việt Nam báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 18. NHNo&PTNT Việt Nam 25 năm xây dựng và trưởng thành.

19. Đề án tái cơ cấu NHNo năm 2015.

20. Quy chế tài chính của NHNo&PTNT Việt nam ban hành kèm theo Quyết định số 709/QĐ-HĐTV-TCKT ngày 07/06/2013.

21. Phương pháp xác định quỹ tiền lương, tiền thưởng của NHNo&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 2288/QĐ-HĐTV-TCKT ngày 21/12/2011. 22. Văn bản 1918/NHNo-TCKT ngày 25/3/2014 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về Thực hiện kế hoạch tài chính năm 2014.

23. Văn bản 6123/NHNo-TCKT ngày 10/9/2014 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về phương án tài chính năm 2014.

Một phần của tài liệu 0386 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 126 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w