1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGẦN HÀNG NHÀ
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh tra tại chỗ
Hoạt động thanh tra tại chỗ chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi các kết luận, kiến nghị của thanh tra là chính xác, phù hợp với thực tế hoạt động của các TCTD. Đồng thời các kết luận, kiến nghị đó phải được các TCTD nghiêm chỉnh thực hiện khắc phục, chỉnh sửa. Từ các nội dung trên, xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thanh tra của Thanh tra ngân hàng gồm:
(i) Các yếu tố bên trong Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Khung pháp lý đối với hoạt động thanh tra và đối với các TCTD. Với một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn sẽ tạo tiền đề nâng cao chất lượng của hoạt động thanh tra. Ngược lại, với một hệ thống luật và quy chế thiếu đồng bộ, không rõ ràng và không phù hợp với thực tiễn sẽ gây ra sự lãng phí nguồn lực, làm giảm hiệu quả cơng tác thanh tra.
- Sự chuẩn hóa về quy trình thanh tra, Sổ tay thanh tra trên phạm vi cả nước. Hoạt động TTNH bao gồm rất nhiều nội dung cho nên việc đảm bảo sự
thống nhất giữa các đoàn thanh tra cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng. Quy trình thanh tra được chuẩn hóa thống nhất trên phạm vi cả nước sẽ tạo
được tính đồng bộ cao. Cần phải có quy trình thanh tra tại chỗ, Sổ tay thanh tra tại chỗ để hướng dẫn các đoàn thanh tra.
- Phương pháp thanh tra, nội dung thanh tra phù hợp với tình hình thực tế của TCTD. Cách thức tổ chức, phương pháp thanh tra phải khoa học.
Nội dung thanh tra phải phù hợp với tình hình thực tế của TCTD, khối lượng cơng việc của đồn thanh tra cân xứng với thời gian tiến hành và lực lượng tham gia đoàn thanh tra.
- Nguồn nhân lực: Hoạt động TTNH không phải là hoạt động riêng lẻ
mà là sự phối hợp của các thành viên thanh tra, do vậy mỗi thành viên vừa phải có kiến thức rộng trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính, ngân hàng, vừa có chun mơn sâu trong lĩnh vực cụ thể được phân cơng, có khả năng phân tích tình huống để có cách tiếp cận phù hợp, tìm ra nguồn gốc của vấn đề. Ngoài ra một yếu tố quan trọng là trách nhiệm và công tâm trong công việc của người làm cơng tác thanh tra. Năng lực, trình độ nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ thanh tra và ý thức đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng nói chung và tình hình biên chế cán bộ cho từng đồn thanh tra nói riêng là nhân tố quyết định nhằm hoàn thiện hoạt động TTNH.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ: Nguồn nhân lực là yếu tố quyết
định, tuy nhiên cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ là công cụ hữu hiệu nhất giúp phát huy chất lượng nguồn nhân lực. Xu thế hiện đại hóa cơng nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ đã thúc đẩy dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển nhanh chóng về cả số lượng, chất lượng trên nền công nghệ hiện đại, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động thanh tra là phải trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, hệ thống cơng nghệ hiện đại. Có như vậy mới chủ động theo kịp sự thay đổi của các TCTD, cập nhật thơng tin một cách đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời từ đó hỗ trợ đắc lực cho hoạt động thanh tra được diễn ra thuận lợi.
24
(ii) . Các yếu tố bên ngoài NHNN
- Ý thức tuân thủ của các TCTD về việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của thanh tra. Hoạt động TTGSNH muốn đạt hiệu quả cao thì phụ thuộc
rất lớn vào việc các TCTD có nghiêm túc thực hiện các kiến nghị mà Thanh tra Ngân hàng đã đưa ra hay không. Các kiến nghị Thanh tra Ngân hàng đưa ra được các TCTD thực hiện nghiêm túc và đầy đủ thì hiệu quả hoạt động TTGSNH càng cao.
- Hệ thống quản lý thông tin của TCTD:
+ TCTD xây dựng được hệ thống quản lý thông tin đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho các lĩnh vực hoạt động cũng sẽ là một yếu tố tác động tích cực đến chất lượng cơng tác TTNH. Phần mềm ứng dụng kế tốn, quản lý... thường được các TCTD quản lý tập trung tại Hội sở, tại Chi nhánh TCTD chỉ việc áp dụng, việc thay đổi các nội dung, số liệu khi xuất số liệu từ phần mềm phải được quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế việc thay đổi nội dung.
+ Thơng tin TCTD cung cấp địi hỏi phải đầy đủ, kịp thời và chính xác vì đây là cơ sở để giúp cho TTNH có những đánh giá ban đầu đúng đắn về hoạt động của TCTD. Các thông tin mà TCTD cung cấp định kỳ hoặc cung cấp trong q trình TTTC cịn phải đáp ứng các yêu cầu về: tần suất báo cáo, tính chính xác và kịp thời của thơng tin, tính bảo mật của thơng tin. TCTD phải chịu trách nhiệm về nội dung thơng tin, số liệu cung cấp cho Đồn.
- Cơ chế phối hợp giữa NHNN với các Cơ quan quản lý nhà nước liên quan: Hoạt động thanh tra trong lĩnh vực ngân hàng có thể liên quan đến hoạt
động của một số cơ quan, tổ chức ngoài hệ thống TCTD. Do đó sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và chia sẻ thông tin giữa TTNH với các cơ quan quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau sẽ giúp cải thiện đồng bộ hệ thống quản lý Nhà nước, hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao chất lượng thanh tra.
giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo lợi ích cho chính tổ chức bảo hiểm, đáp ứng các mục đích kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi, hạn chế rủi ro đối với hoạt động ngân hàng thì giảm bớt được tiền bảo hiểm mà tổ chức phải chi trả. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cũng thực hiện giám sát ngân hàng trên góc độ tác động của hệ thống ngân hàng đối với thị trường tài chính nói chung.