1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ HỆ THỐNG THANH TRA, GIÁM SÁT
1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về hoạt động thanh tra ngân hàng
(i) Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS)
MAS (Monetary Authority of Singapore) có cấu trúc quản lý tài chính hợp nhất, cơ quan quản lý tiền tệ có quyền điều hành lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. MAS như là NHTW Singapore được ủy quyền hoạt động như một ngân hàng và là cơ quan đại diện tài chính của Chính phủ có trách nhiệm thúc đẩy ổn định tiền tệ, tín dụng và chính sách tỷ giá mà có lợi cho sự phát triển kinh tế.
26
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cấu trúc quản lý hệ thống tài chính Singapore
MAS có quyền tự chủ hoạt động và được quản lý bởi Tổng thống Singapore, Hội đồng quản trị của MAS được bổ nhiệm bởi Tổng thống. Chủ tịch Hội đồng quản trị được bổ nhiệm bởi Tổng thống về đề nghị của nội các.
Là cơ quan thanh tra, giám sát thống nhất tất cả các lĩnh vực dịch vụ tài chính, MAS chỉ đạo thanh tra, giám sát dựa trên rủi ro của các định chế tài chính. Điều này bao gồm việc cấp phép cho các định chế tài chính cung cấp dịch vụ, thiết lập các quy định và chuẩn mực, hành động chống lại các định chế và cá nhân vi phạm quy định. MAS cũng giám sát hệ thống tài chính để phát hiện xu hướng mới nổi và dễ bị thương tiềm năng để hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động quản lý. MAS có quyền cho vay đến bất kỳ định chế tài chính nào theo Luật quản lý tiền tệ Singapore nếu như cơ quan này cho rằng hành động trên là cần thiết để đảm bảo tính an tồn và lành mạnh của hệ thống tài chính hoặc niềm tin cơng chúng vào hệ thống tài chính.
Bước thay đổi đáng chú ý nhất mà MAS thực hiện đó là hợp nhất bộ phận thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa, MAS thực hiện giám sát liên tục các TCTC thơng qua các hình thức chủ yếu sau:
- Giám sát từ xa: (i) Thông qua các báo cáo thống kê (cân đối tài sản, số
liệu tín dụng, các báo cáo định kỳ...); Các chỉ số giám sát của TCTC (vốn, lợi nhuận...); Báo cáo định kỳ 6 tháng/lần về 100 khoản vay lớn nhất của ngân hàng; Báo cáo vốn hàng quý; (ii) Gặp gỡ HĐQT, Ban điều hành và bộ phận quản lý ngân hàng (thảo luận về chiến lược, kế hoạch kinh doanh, kết quả kiểm toán...); theo dõi hoạt động của TCTC; (iii) Theo dõi xu hướng khu vực tài chính.
- Thanh tra tại chồ dựa trên cơ sở rủi ro: Xác định lĩnh vực rủi ro, lên
kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra, lập báo cáo thanh tra (tập trung vào đánh giá cơ sở hạ tầng và quy trình, hệ thống kiểm soát rủi ro, xác định nguyên nhân, đề xuất), cập nhật tài liệu dựa trên rủi ro, kiến nghị (đưa ra hướng dẫn an toàn, yêu cầu bổ sung vốn, hạn chế hoạt động kinh doanh, thu hồi/đình chỉ giấy phép) và theo dõi việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra của các TCTC.
- Thông qua kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập: Đánh giá chất
lượng và phạm vi kiểm toán, theo dõi những vấn đề quan trọng được phát hiện qua kiểm tốn và q trình khắc phục yếu điểm. Việc lựa chọn kiểm toán độc lập của các TCTC phải được MAS phê duyệt vì chất lượng kiểm tốn độc lập sẽ được đảm bảo và được MAS xem xét thường xuyên.
- Trao đổi thông tin với Cơ quan giám sát nước ngoài: Thảo luận,
trao đổi thông tin với các Cơ quan giám sát nước ngoài về hoạt động ở nước ngoài của ngân hàng trong nước và hoạt động tại Singapore của ngân hàng nước ngồi.
- Trao đổi thơng tin với Hội sở chính của các các ngân hàng nước ngồi', để có cơ sở giám sát chặt chẽ hơn các ngân hàng nước ngoài hoạt động
tại Singapore.
28
MAS ln theo sát các TCTC để có những cảnh báo sớm trong các trường hợp cụ thể để tránh rủi ro xảy ra.
(ii) Ủy ban quản lý giám sát Ngân hàng Trung quốc (CBRC)
Tại Trung Quốc, khuôn khổ giám sát theo chức năng đã được thiết lập, với sự hình thành Ủy ban Quản lý chứng khoản Trung Quốc (CSRC), Ủy ban Quản lý ngân hàng Trung Quốc (CBRC) và Ủy ban Quản lý bảo hiểm Trung Quốc (CIRC). Hiện nay, các Ủy ban này đang hợp tác với nhau để giám sát các sản phẩm liên ngành và các tổ chức kinh doanh tham gia nhiều lĩnh vực.
Trong đó, CBRC là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Quốc vụ viện, được thành lập vào năm 2003 để tiếp quản nhiệm vụ quản lý từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc với mục đích tăng cường, cải thiện hoạt động quản lý ngân hàng của Quốc Vụ viện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tính ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng Trung Quốc.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cấu trúc quản lý hệ thống tài chính Trung quốc
CBRC chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng và các định chế tài chính trên tồn lãnh thổ với 4 khâu khép kín, gồm: (i) Cấp giấy
phép và thu hồi giấy phép; (ii) Ban hành cơ chế, quy chế; (iii) Giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ và xếp hạng các TCTD; (iv) Xử lý vi phạm, tham gia xử lý nợ xấu và tham gia cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Để đảm bảo hoạt động, CBRC được thu phí từ các TCTD, nộp phí này vào Bộ Tài chính để trả lương cho cơng chức và được trích quỹ.
- về giám sát từ xa: CBRC chịu trách nhiệm cho việc phát hiện rủi ro
trong lĩnh vực NH và thành lập hệ thống cảnh báo thông qua việc tổng hợp báo cáo về tình hình hoạt động của các chi nhánh của ngân hàng tại Trung Quốc theo định kỳ. Ngoài ra, CBRC xây dựng một số các chỉ số đánh giá hoạt động của các ngân hàng và các văn bản hướng dẫn đã quy định các ngân hàng phải công bố công khai sự tuân thủ các chỉ số đánh giá này. Phương pháp giám sát để thực hiện chức năng vẫn còn khá phổ biến và hoạt động hiệu quả khi các cơ quan thanh tra, giám sát đạt được và duy trì sự phối hợp.
- về thanh tra tại chỗ: Trên cơ sở kết quả giám sát từ xa, Vụ Thanh tra,
giám sát tiến hành thanh tra tổng hợp hoạt động của các TCTD. Các cuộc thanh tra tại chỗ được tiến hành định kỳ 2 đến 3 năm đối với các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng nước ngồi và các định chế tài chính phi ngân hàng và các định chế tài chính thuộc sở hữu tập thể.
(iii) Cơ quan giám sát tài chính liên bang Đức (BaFin)
Mơ hình giám sát tài chính ở Đức là mơ hình hợp nhất hồn tồn ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và tách rời NHTW Đức, chịu sự giám sát pháp lý của Bộ Tài chính liên bang. Mục tiêu của BaFin ngăn chặn các hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực tài chính và thực thi các quy tắc ứng xử để đảm bảo hài hòa chức năng, ổn định và tồn vẹn thị trường tài chính Đức và tạo sự tin tưởng của tất cả những người tham gia thị trường tài chính. Là một tổ chức độc lập về mặt pháp lý, BaFin có các nguồn thu ngồi phí, từ sự đóng góp của các tổ chức và các doanh nghiệp mà BaFin giám sát. Vì thế ngân sách của
30
BaFin hoàn toàn độc lập với ngân sách liên bang.
- Chức năng và nhiệm vụ của BaFin:
BaFin chịu trách nhiệm giám sát 1.780 ngân hàng, 676 tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính, 573 cơng ty bảo hiểm, 31 quỹ hưu trí, 6.000 quỹ đầu tư và 260 cơng ty đầu tư ở Đức. BaFin có nhiệm vụ đảm bảo:
+ Chức năng giám sát thanh khoản: các TCTD, công ty chứng khốn, cơng ty bảo hiểm có khả năng đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ thanh toán ở bất kỳ thời điểm nào.
+ Chức năng giám sát thị trường: đảm bảo thị trường hoạt động công bằng, công khai và minh bạch.
+ Bảo vệ nhà đầu tư: BaFin cung cấp một đường dây nóng nhằm trả lời mọi thắc mắc, phản ánh của nhà đầu tư về các TCTD, công ty bảo hiểm và công ty cung cấp các dịch vụ tài chính.
- về hoạt động giám sát từ xa: Hoạt động giám sát từ xa của BaFin rất
phát triển và hỗ trợ tích cực cho thanh tra tại chỗ thông qua việc đưa ra các dấu hiệu cảnh báo sớm đối với các TCTC có vấn đề và/hoặc gặp rủi ro trong hoạt động; hoặc xác định trọng tâm, trọng điểm cho thanh tra tại chỗ qua việc xác định những lĩnh vực và khu vực có rủi ro trong hoạt động của TCTC. Bộ phận giám sát tài chính căn cứ vào tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn nội địa để thực hiện giám sát các TCTC. Từ đó, có biện pháp điều chỉnh sớm về hoạt động nghiệp vụ đối với các TCTC.
- Về thanh tra tại chỗ: Ngoài kế hoạch thanh tra định kỳ đối với các
tổ chức tài chính, BaFin có các cuộc thanh tra đột xuất tại các tổ chức tài chính để cảnh báo rủi ro ngay khi phát hiện thấy dấu hiệu rủi ro qua hoạt động giám sát từ xa. Với những cảnh báo được đưa ra, các tổ chức tài chính bắt buộc phải thực hiện và BaFin theo dõi, giám sát chặt chẽ việc
thực hiện các khuyến nghị để đảm bảo ổn định và an tồn của tổ chức tài chính nói riêng và hệ thống tài chính Đức nói chung. Các tổ chức tài chính được thanh tra phải trả tiền cho BaFin để đưa ra các dấu hiệu cảnh bảo rủi ro cho các tổ chức.