tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro
Chuyển từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro là một bước chuyển đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định trong hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra ngân hàng. Xây dựng khn khổ qui trình và phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng, cụ thể:
(i) Xây dựng Quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro
Khi xây dựng quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro cần phải quán triệt được các nội dung:
- Quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro được xây dựng phải phù hợp với thực tiễn hoạt động của hệ thống các TCTD tại Việt Nam, có sự nghiên cứu, tham khảo các quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam.
- Quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro phải xác định rõ nội dung của các bước, các công đoạn phải thực hiện cùng với các sản phẩm cụ thể của các bước, các cơng đoạn đó như lập báo cáo giám sát vĩ mơ, báo cáo cảnh báo sớm, báo cáo giám sát CAMELS...
Quy trình thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro theo hướng 6 bước như sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro
(ii) Xây dựng Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro trong toàn ngành ngân hàng
Việc sớm xây dựng được quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro là điều kiện quan trọng để Thanh tra ngân hàng chuyển từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro.
Trên cơ sở quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, Thanh tra ngân hàng cũng cần phải sớm xây dựng sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro. Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro là cẩm nang nghiệp vụ giúp cán bộ thanh tra nghiên cứu, ứng dụng khi thanh tra từng nghiệp vụ cụ thể, đặc biệt là việc đánh giá hoạt động quản trị, điều hành, mơi trường kiểm sốt nội bộ, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống quản trị rủi ro của các TCTD...
Khi xây dựng Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro cần chú ý các vấn đề sau:
- Sổ tay thanh tra phải đúng nghĩa là “cẩm nang nghiệp vụ” của cán bộ thanh tra ngân hàng. Các nội dung hướng dẫn thanh tra từng nghiệp vụ phải cụ thể, rõ ràng, phải sát với thực tế hoạt động của các TCTD.
- Việc tham khảo, học tập kinh nghiệm về Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro của các nước trên thế giới khơng có nghĩa là sự sao chép, dập khn một cách máy móc, mà phải có sự lựa chọn sao cho phù hợp với thực tế ở
80
Việt Nam.
- Khi xây dựng Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro cần đưa cơng nghệ tin học vào quy trình thanh tra trên từng nghiệp vụ cụ thể dựa trên các cơ sở dữ liệu sẵn có của các TCTD đối với từng loại nghiệp vụ.
(iii) Xây dựng hệ thống giám sát từ xa có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng, bao gồm
- Hệ thống giám sát an tồn vi mơ theo phương pháp CAMELS nhằm giám sát rủi ro đối với từng TCTD riêng lẻ, bao gồm:
+ Hệ thống xếp hạng, đánh giá các TCTD theo tiêu chuẩn CAMELS; + Hệ thống thơng tin, báo cáo phục vụ giám sát an tồn vi mơ;
+ Hệ thống qui trình, cơng cụ, tiêu chuẩn và các kỹ năng phân tích tài chính và hoạt động; giám sát và cảnh báo các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
- Hệ thống giám sát an tồn vĩ mơ thực hiện giám sát các rủi ro, nguy cơ
đối với hệ thống các TCTD, bao gồm:
+ Hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ lành mạnh tài chính;
+ Hệ thống thơng tin, báo cáo phục vụ phân tích và giám sát an tồn vĩ mơ;
+ Hệ thống phương pháp và qui trình phân tích, giám sát, đặc biệt là cảnh báo sự ổn định, an tồn tài chính vĩ mơ;
+ Báo cáo ổn định tài chính hàng năm.
- Kiểm sốt khủng hoảng và các sự cố trong hoạt động ngân hàng: Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, bao gồm cả các chính sách, qui trình, thủ tục và giải pháp phát hiện, ngăn chặn và xử lý các rủi ro có tính hệ thống (khủng hoảng, mất khả năng thanh khoản và phá sản hàng loạt, rút tiền hàng loạt,...).
(iv) Kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra tại chồ và giám sát từ xa
Theo chuẩn mực tại nguyên tắc số 16 của Ủy ban Basel: ““Một hệ
thanh tra ngân hàng hiệu quả phải bao gồm cả hai phương thức: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ". Hoạt động thanh tra tại chỗ cần đảm bảo kết hợp với
giám sát từ xa thành một chu trình khép kín ở đó hoạt động thanh tra và giám sát là đan xen và kết quả của hoạt động này là tiền đề cho hoạt động kia. Dù là giám sát từ xa hay thanh tra tại chỗ, mục đích chung đều giống nhau, đều nhằm giám sát các TCTD và phịng ngừa các rủi ro thơng qua việc phát hiện kịp thời các rủi ro không được quản lý tốt. Sự kết hợp giữa hai hoạt động này chính là để bổ trợ cho nhau, giúp hoạt động thanh tra tại chỗ đạt kết quả tốt hơn. Dựa trên hệ thống các chỉ tiêu giám sát và chỉ tiêu báo cáo thống kê hợp lý, giám sát từ xa có khả năng hỗ trợ thanh tra tại chỗ thông qua việc đưa ra dấu hiệu cảnh báo, xác định khu vực tập trung rủi ro để làm cơ sở hoạch định phạm vi, nội dung thanh tra tại chỗ theo định kỳ cũng như đột xuất, từ đó góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực thanh tra, dành ưu tiên tiến hành thanh tra tại chỗ tại các TCTD đang gặp khó khăn hoặc các TCTD mà các chỉ số rủi ro đang gia tăng đáng kể. Khi thực hiện phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, sự kết hợp giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ thể hiện rõ nét trong việc lập báo cáo giám sát CAMELS (giám sát từ xa đảm nhiệm các nội dung định lượng; thanh tra tại chỗ đảm nhiệm nội dung đánh giá định tính).
Để giám sát từ xa có hiệu quả, cần thường xuyên liên hệ với TCTD nhằm cập nhật hoạt động và có biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt là giám sát chặt chẽ những biến động của các chỉ số tài chính.
(v) Hoàn thiện quy định về quản trị rủi ro đối với các TCTD
Rủi ro xuất hiện trong mọi hoạt động kinh doanh của các TCTD. Vì mục tiêu lợi nhuận, các ngân hàng bắt buộc phải chấp nhận rủi ro và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng phụ thuộc vào năng lực quản trị rủi ro. Trong xu thế kinh doanh hiện đại, các ngân hàng đang giảm dần tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ tín dụng, tăng cường tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ phi tín dụng và
82
tương ứng với điều này, rủi ro sẽ có mặt trong từng dịch vụ ngân hàng nếu chúng không được quản lý một cách chặt chẽ. Do đó, việc nghiên cứu và sớm ban hành quy định về quản trị rủi ro đối với các TCTD, trong đó đưa ra các yêu cầu về cơ cấu tổ chức và hoạt động, về trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban điều hành, Ban kiểm soát trong vấn đề quản lý rủi ro, Chiến lược chính sách, hệ thống thơng tin, phương pháp nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro là rất cần thiết. Đây sẽ là cơ sở pháp lý, cung cấp các chuẩn mực để Thanh tra ngân hàng thực hiện thanh tra tại chỗ, đánh giá chất lượng quản lý rủi ro của TCTD. Đồng thời, yêu cầu tối thiểu về quản lý rủi ro sẽ góp phần nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên và Ban điều hành ngân hàng, từ đó có những chính sách và quy trình quản lý rủi ro lành mạnh, phù hợp và giảm bớt khả năng tổn thất lớn hoặc nguy cơ mất khả năng thanh toán, đổ vỡ ngân hàng.
Giám sát của HĐQT
Chính sách, thủ tục và quy trình Hệ thống thơng tin quản lý
Hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ Nhận dạng
Đo lường Giám sát Kiểm sốt
Sơ đồ 3.2: Quy trình quản trị rủi ro của TCTD
(vi) Xây dựng hệ thống phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro
Phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro chủ yếu tập trung vào xem xét, đánh giá các rủi ro của TCTD; chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro của TCTD và khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD.
- Đánh giá hệ thống quản trị rủi ro của các TCTD trên cơ sở các khía cạnh quản trị rủi ro: nhận dạng rủi ro; đo lường rủi ro; giám sát rủi ro; kiểm sốt rủi ro thơng qua việc xem xét một số yếu tố quan trọng tác động đến chất
lượng và hiệu quả quản trị rủi ro của TCTD:
- Trên cơ sở giám sát một cách thường xuyên, liên tục rủi ro trong hoạt động ngân hàng, phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro sẽ giúp CQTTGSNH: (i) Đảm bảo các nguồn lực thanh tra được phân bổ một cách hợp lý, theo đó những TCTD tiềm ẩn mức độ rủi ro cao sẽ được tập trung thanh tra, giám sát nhiều hơn những TCTD khác, (ii) Đảm bảo phạm vi và chất lượng thanh tra tại mỗi TCTD là thống nhất và phù hợp với mức độ rủi ro của các TCTD (iii) Nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát, đồng thời phát triển năng lực và kinh nghiệm của các cán bộ thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, CQTTGSNH thuê cơ quan kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán một số nội dung phục vụ cho mục đích thanh tra, giám sát.