2.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÂN
2.3.3. Về các quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau thanh tra, kiểm tra
+ Đặt TCTD vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt được quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013 quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD: đây là biện pháp xử lý được NHNN sử dụng linh hoạt và có hiệu quả trong thời gian qua đặc biệt là với các NHTMCP có hoạt động yếu kém, có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Do hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần phát triển khá nhanh khơng tương xứng với trình độ, khả năng quản lý và ít nhiều chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế dẫn đến nhiều ngân hàng thương mại cổ phần gặp khó khăn. Do vậy NHNN đã phải đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đối với một số ngân hàng, thời gian gần đây có NHTMCP Xây dựng Việt Nam, NHTMCP Dầu khí (GPBank), NHTMCP Đại dương (Oceanbank) và NHTMCP Đơng Á. Hiện tại có 03 Ngân hàng là Xây dựng Việt Nam, Oceanbank và GPBank đều bị NHNN mua lại với giá 0 đồng.
+ Hạn chế mức độ và phạm vi thực hiện một số nghiệp vụ để đảm bảo an toàn hoạt động của một số TCTD có vấn đề, như hạn mức huy động vốn, hoạt động thanh toán quốc tế , ngừng việc tạm ứng và chi trả cổ tức...
+ Không chấp thuận các chức danh Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát đối với một số TCTD, do những đối tượng này đã bị các Đoàn thanh tra quy trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các sai phạm của bản thân ngân hàng hoặc của ngân hàng khác.
- Về số các kiến nghị chưa được các TCTD thực hiện:
Tổng số các kiến nghị chưa được các TCTD trong nước thực hiện qua các năm còn rất cao. Điều này ảnh hướng lớn đến hiệu quả của hoạt động TTGSNH của NHNN trong việc thực hiện các mục tiêu. Do đó, NHNN cần phải có các biện pháp để theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kiến nghị của các TCTD trong nước để đảm bảo an tồn hoạt động ngân hàng trong điều kiện
58
tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.
2.3.3. về các quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau thanh tra, kiểmtra tra
Bảng 2.9: Số lượng các quyết định xử phạt vi phạm
(Nguồn: [9], [10], [11])
Trên cơ sở những sai phạm được phát hiện, Thanh tra ngân hàng toàn hệ thống cũng đã ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và cá nhân. Theo bảng số liệu, số lượng các tổ chức tín dụng vi phạm và bị xử phạt vi phạm hành chính vẫn cao và ngày càng tăng qua các năm, qua đó cho thấy các sai phạm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng mặc dù đã được kiến nghị khắc phục nhưng vẫn vi phạm nhiều. Do đó, NHNN cần có các biện pháp xử lý vi phạm hà nh chính cao hơn nữa để nâng cao ý thức chấp hành các quy định trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng trong nước.
Một số trường hợp vi phạm có dấu hiệu hình sự đã được NHNN chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật, đặc biệt là vụ việc ở NHTMCP Đông Á (nguyên Tổng Giám đốc), NHTMCP Dầu Khí Tồn cầu (nguyên Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT), NHTMCP Đại Dương (nguyên Chủ tịch, nguyên Tổng Giám đốc). Ngoài ra, NHNN triển khai các cuộc giám định tư pháp, phục vụ cho cơ quan điều tra tố tụng, đặc biệt là giám định tư pháp đối với các vi phạm xảy ra tại NHTMCP Đại Dương, Cơng ty Cho th tài chính II NHNo&PTNT Việt Nam, NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Định....
Đồng thời, NHNN phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, cơ quan tố tụng trong quá trình điều tra, tố tụng, đấu tranh phịng, chống tội phạm như cung cấp thơng tin, tài liệu, hồ sơ, kết luận thanh tra, giao dịch đáng ngờ và tiến hành giám định tư pháp.
2.3.4. Một số vụ án điển hình liên quan đến cơng tác thanh tra ngân hàng Qua một số vụ án điển hình liên quan đến công tác thanh tra ngân hàng như vụ án Nguyễn Đức Kiên tại NHTMCP Á Châu (ACB), vụ án Huỳnh Thị Huyền Như tại NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), vụ án tại Cơng ty Cho th tài chính II - Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (ALCII)...rut ra một số kết luận về các hạn chế, yếu kém trong công tác thanh tra tại các đơn vị như sau:
* Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như tại Vietinbank:
- Nội dung vụ việc: Theo kết luận của Cơ quan điều tra, Huỳnh Thị
Huyền Như, ngun Phó phịng quản lý rủi ro Vietinbank CN TP Hồ Chí Minh, quyền Trưởng phịng giao dịch Điện Biên Phủ đã câu kết với 9 bị can khác là cán bộ một số ngân hàng và 7 bị can là các doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt tiền của 9 công ty, 4 ngân hàng và 3 cá nhân số tiền gần 4.000 tỷ đồng thông qua việc:
+ Huy động vốn với lãi suất cao: Như và đồng bọn đã trực tiếp dùng các hợp đồng giả và chữ ký giả huy động từ các tổ chức, cá nhân với những lời mời hấp dẫn: ngoài lãi suất 14% theo quy định cịn trả thêm ngồi hợp đồng 8-10%/năm để chiếm đoạt tiền của khách hàng.
+ Đánh tráo hồ sơ mở tài khoản, giả chứng từ để chuyển tiền rút tiền:
Như đã lập hồ sơ mở tài khoản giả, chữ ký giả, dấu giả để đánh tráo hồ sơ mở tài khoản do khách hàng lập. Sau khi khách hàng chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng tại Vietinbank, Như lập lệnh chi giả, lệnh chuyển tiền giả để chiếm đoạt tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Vietinbank.
60
+ Dùng hồ sơ giả để vay tiền Vietinbank: Như tự ý giả chữ ký, lập thẻ tiết kiệm do Vietinbank phát hành trị giá 534 tỷ đồng đứng tên các khách hàng gửi tiền. Sau đó, Như sử dụng trái phép các thẻ tiết kiệm này làm tài sản bảo đảm, lập hợp đồng vay tiền giả, ký giả chữ ký của chủ thẻ để vay 514 tỷ đồng tại Phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng của Vietinbank
- Hạn chế, yếu kém tại Vietinbank:
Thực tế cho thấy vai trị của kiểm tra, kiểm sốt nội bộ Vietinbank là rất yếu, lỏng lẻo thể hiện ở một số nội dung nghiệp vụ sau:
+ Không quản lý được nguồn tiền gửi của khách hàng, các hợp đồng ủy thác thông qua nghiệp vụ ngân hàng do cán bộ của ngân hàng không cập nhật số liệu huy động tiền gửi vào sổ sách, máy tính nội bộ hệ thống ngân hàng, rút tiền thơng qua hợp đồng vay với Vietinbank; dùng nguồn huy động sau trả lãi cho khách hàng trước;
+ Khơng kiểm tra, kiểm sốt được việc sử dụng phôi trắng sổ tiết kiệm, con dấu phòng giao dịch của ngân hàng để xác nhận số dư tiền gửi và làm thủ tục chuyển tiền trong các hệ thống ngân hàng thông qua chuyển khoản, phân tán chia nhỏ số tiền đến nhiều địa chỉ người rút tiền mặt;
+ Cơng tác kiểm tra chéo qua hai tay, kiểm sốt nội bộ của Vietinbank quá lỏng lẻo trong quy trình phê duyệt nhận tiền, rút tiền và việc đối chiếu chữ ký, con dấu...
+ Vi phạm quy định về cho vay, đề xuất lãnh đạo duyệt cho vay, ký hợp đồng cho vay mà khơng có mặt người vay hoặc người bảo lãnh tại Ngân hàng.
+ Hành vi thiếu trách nhiệm của lãnh đạo trực tiếp Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh trong việc quản lý mạng lưới các Phòng giao dịch để nhân viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực hiện nhiều hành vi sai trái gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng;
sát, để một số cán bộ, nhân viên của Vietinbank có hành vi vi phạm quy định của chính ngân hàng mình.
- Hạn chế của thanh tra NHNN:
+ Việc thanh tra, giám sát đối với Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh trong một thời gian dài nhưng vẫn không phát hiện được những sai phạm phát sinh tại ngân hàng này dẫn đến hậu quả thiệt hại rất lớn gần 4.000 tỷ đồng cho Vietinbank, ảnh hưởng tâm lý nặng nề cho khách hàng khơng an tồn khi giao dịch gửi tiền với ngân hàng.
+ Điều này cũng cho thấy, một phần có sự hạn chế từ trình độ của đội ngũ thanh tra viên không phát hiện được các sai phạm liên quan đến vụ việc, thiếu sâu sát trong kiểm tra nghiệp vụ của ngân hàng thương mại.
* Vụ án Nguyễn Đức Kiên tại ACB
- Nội dung vụ việc: Nguyễn Đức Kiên bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 4 tội danh: Kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế.
+ Kinh doanh trái phép: Nguyễn Đức Kiên đã vay số tiền hơn 2.400 tỷ đồng của ACB; sau đó sử dụng tiền vay mua cổ phần, cổ phiếu của một số ngân hàng, rồi dùng số cổ phần, cổ phiếu đó để thế chấp lại các khoản vay ban đầu tại ACB, tạo ra vốn ảo, gây ảnh hưởng xấu đến chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước.
+ Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng: từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo thường trực HĐQT của ACB ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các TCTD khác sai quy định. Cụ thể, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9/2011, ACB đã ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỉ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh Thành phố
62
Hồ Chí Minh lãi suất trong hợp đồng 14%/năm, lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7-13%/năm. Hành vi này đã vi phạm điều 106 Luật các tổ chức tín dụng và Thơng tư 02 của Ngân hàng Nhà nước quy định về trần lãi suất. Toàn bộ số tiền gửi này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Ngoài ra, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, bất chấp quy định về điều hành lãi suất của Nhà nước, Kiên đã chỉ đạo ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào 22 ngân hàng, thu số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 247 tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ và điều hành kinh tế vĩ mơ của Chính phủ.
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Kiên đã sử dụng pháp nhân Công ty cổ
phần Đầu tư ACB Hà Nội vay của ACB 307 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu để mua gần 30 triệu cổ phiếu của Cơng ty cổ phần Thép Hịa Phát, sau đó lại dùng hơn 22 triệu cổ phiếu của Công ty này thế chấp cho ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu. Ngày 15/5/2012, Kiên lại chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập biên bản họp Hội đồng quản trị để quyết định chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của Cơng ty cổ phần Thép Hịa Phát, trị giá 264 tỷ đồng để bán cho Công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát. Điều đáng lưu ý là 20 triệu cổ phần này nằm trong số hơn 22 triệu cổ phần đã được thế chấp cho ACB để đảm bảo việc phát hành trái phiếu. Như vậy, Nguyễn Đức Kiên cùng 2 đồng phạm có hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", mang tài sản đã thế chấp đem bán nhằm chiếm đoạt 264 tỷ đồng.
+ Trốn thuế: Tuy Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B không được phép kinh doanh vàng tại nước ngoài, Kiên đã chỉ đạo ký các hợp đồng ủy thác, đầu tư tài chính có nội dung kinh doanh vàng ngoài lãnh thổ với ACB và bà Nguyễn Thúy Hương (em ruột Nguyễn Đức Kiên). Tiền lợi nhuận trong thời gian từ (12/2008 - 6/2009) là 68,8 tỷ đồng. Khi quyết toán thuế năm 2009, B&B chỉ kê khai khoản thu nhập 1% (hơn 688 triệu đồng) được chia chứ khơng có khoản hơn 68 tỷ đồng đã chi trả cho bà Hương. Hợp đồng ủy
thác của bà Nguyễn Thúy Hương và B&B là khơng hợp pháp vì cơng ty này khơng được NHNN cấp phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Bằng cách chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp sang cho cá nhân, Nguyễn Đức Kiên đã không phải trả số tiền thuế là 25 tỷ đồng.
- Hạn chế, yếu kém tại ACB:
+ Vai trò của kiểm tra, kiểm sốt nội bộ ngân hàng bị các cổ đơng lớn chi phối, mất hiệu lực của cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ ngân hàng;
+ Chi phối các lãnh đạo ACB, yêu cầu ban hành Nghị quyết thành lập và phê chuẩn quy chế làm việc Hội đồng sáng lập ACB do chính ơng Nguyễn Đức Kiên làm Phó Chủ tịch. Thực tế, Hội đồng sáng lập khơng có trong cơ cấu một tổ chức ngân hàng, không được pháp luật thừa nhận;
+ Cá nhân góp vốn trở thành cổ đơng đại diện nhưng có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với ACB, lách khe hở của Luật các TCTD như nếu có tên trong HĐQT tại ACB sẽ bị giới hạn vay vốn từ ngân hàng này, lộ rõ việc sở hữu chéo tại nhiều NHTMCP sẽ bị hạn chế nhiều mối quan hệ giao dịch với các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh khác của cá nhân và công ty riêng.
- Hạn chế của Thanh tra NHNN:
+ Vai trò thanh tra của thanh tra NHNN chưa phát hiện được những thủ thuật của ông Nguyễn Đức Kiên và các cá nhân có liên quan lợi dụng khe hở của các văn bản quy định pháp luật để trục lợi;
+ Việc thanh tra về sở hữu chéo cũng còn nhiều hạn chế, thiếu rõ ràng do đang còn thiếu cơ sở pháp lý quy định hiện hành. Bản thân Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và thanh tra NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh cũng bị hạn chế trong việc nắm bắt đầy đủ kịp thời thông tin liên quan giữa ngân hàng và các công ty con của nhóm cổ đơng này, khơng được thanh tra, giám sát các công ty con hoặc các chi nhánh công ty con.
64
trái phép vào các cơng ty con của nhóm cổ đơng chính ngân hàng này.
+ Những khe hở của văn bản pháp luật hiện hành do các ngân hàng áp dụng chưa được Thanh tra NHNN kiến nghị cấp quản lý nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện kịp thời để hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG2.4.1. Kết quả đạt được 2.4.1. Kết quả đạt được
Hoạt động thanh tra ngân hàng trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần giữ ổn định và bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng về hệ thống các TCTD, công tác thanh tra ngân hàng đã xử lý kịp thời và quyết liệt đối với các hành vi gây mất an toàn hệ thống, đe dọa an ninh tiền tệ quốc gia. Đồng thời, thanh tra ngân hàng đã thực hiện tốt vai trị là cơng cụ quan trọng của NHNN trong việc tăng cường thể chế, kỷ cương, kỷ luật, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cụ thể:
Một là, khuôn khổ thể chế về thanh tra ngân hàng được hồn thiện trên
khía cạnh thúc đẩy hệ thống ngân hàng an toàn và lành mạnh. Nhiều quy định làm căn cứ pháp lý cho hoạt động thanh tra được hoàn chỉnh hơn, làm rõ hơn vai trò của thanh tra, giám sát ngân hàng là người bảo vệ sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Hai là, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Thanh tra, giám sát NHNN
đã bám sát và tuân thủ sự chỉ đạo, điều hành của các cấp Lãnh đạo. CQTTGSNH và Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố đã hoàn thành các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, các cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN. Những sai phạm, tồn tại của đối tượng thanh tra được phát hiện đã được các đơn vị thanh tra, giám sát kiến nghị, yêu