tính chất thấm thía khi thực hiện cho con người sống ngồi trời.
Về sau, con người có nhà cửa, họ mang lửa vào nhà, cuộc trình diễn quanh lửa được tiếp tục với những bài ca vũ trong nhà. “Lửa trại” biến thành kịch trường.
Với khuynh hướng trở lại với thiên nhiên của thời đại, các đoàn thể giới trẻ (Hướng Đạo) đã thường tổ chức các cuộc lửa trại, và trong những dịp đó, họ có cơ hội thuận tiện để trở lại gần với bản chất của con người họ hơn” (trích trong báo Trưởng).
- Hỏi: Cho biết vài nguyên tắc tổ chức lửa trại. - Đáp: Nguyên tắc tổ chức lửa trại:
1. Kết hợp tụ tập thành viên của một cộng đồng, tránh tập họp nhiều thành viên quá dị biệt sẽ trở thành một cuộc trình diễn. 2. Địa điểm ngồi trời, xa nơi thị tứ, đơng người đi lại, nhờ thế
người tham dự mới dễ dàng bộc lộ tâm tư và tạo sự thân mật cho cộng đồng.
3. Chỉ có thể tổ chức ban đêm.
4. Phải là một hoạt động tập thể cuối cùng cho một ngày và cũng là hoạt động cá nhân cuối cùng trước khi đi ngủ, là cơ hội để tâm hồn lắng xuống, để tâm trí nghỉ ngơi và dâng lên cao. - Hỏi: Mục đích của lửa trại Hướng Đạo?
- Đáp: Một điều đáng tiếc là có những đơn vị Hướng Đạo tổ chức lửa trại như một thói quen, quên hẳn việc coi lửa trại như một phương tiện lý tưởng để giáo dục trẻ em, vì BP có viết: “Nền giáo dục Hướng Đạo cần được thực hiện bằng những trò chơi và cuộc “thi đua”.
Lửa trại Hướng Đạo không những làm cho các con tim xúc động mà còn là một dịp làm phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, năng khiếu nghệ thuật, những đức tính tốt… tạo cho tuổi trẻ một nếp sống tự nhiên, vui tươi, thân tình sau một ngày làm việc mệt nhọc.