- Đáp: Cũng như thành phần của Hội đồng Đoàn nhưng nếu khi Hội đồng này giúp xây dựng cho một em đội trưởng, sửa sai lỗi lầm thì các em đội phó khơng được tham dự, có ý là để bảo vệ uy tín danh dự cho người có trách nhiệm lớn hơn. - Hỏi: Một đồn sinh có lỗi lầm oan trái thì hội đồng minh
nghĩa giúp đỡ cho em đó ra sao?
- Đáp: Trước khi ra Hội đồng Minh nghĩa, đội trưởng, đội phó, kể cả các Trưởng, tiếp xúc đương sự, cho em thấy rõ sai trái của em hoặc để nghe em tâm tình. Phải làm sao cho em tình nguyện ra Hội đồng Minh nghĩa.
Khi ra Hội đồng Minh nghĩa phải để em trình bày sự kiện và nhớ rằng Hội đồng Minh nghĩa không phải là nơi buộc tội để rồi trừng trị mà là nơi làm sáng tỏ vấn đề, để cho đương sự bắt đầu phải, trái để sống tốt đẹp hơn. Tình thương yêu phải được bộc lộ chân thành trong Hội đồng này.
Hội đồng Minh nghĩa cũng áp dụng cho cấp Liên đoàn, Đạo, Châu và kể cả Trung ương. Dĩ nhiên, thành phần tham dự phải là những người ngang hàng với đương sự, những người có trách nhiệm nhỏ hơn khơng được tham dự.
- Hỏi: Đối với BP (tức là đối với Hướng Đạo) vai trò của đội như thế nào?
- Đáp: BP đã khẳng định: “Đội là trường rèn luyện tính khí cho từng cá nhân, đoàn chỉ tiến mạnh khi đội trưởng được trao thực quyền và trách nhiệm. Đây là bí quyết thành cơng trong phương pháp hàng đội” (Aids to Scoutmestership).
- Hỏi: Giao cho trẻ nhiều trách nhiệm có thể có những cơng việc hư hỏng không đạt được kết quả giáo dục.
- Đáp: Hướng Đạo đã tuyệt đối áp dụng phương pháp hàng đội và kinh nghiệm cho hay đã thành công lớn trong việc giáo dục trẻ với phương pháp này. Giao cho trẻ trách nhiệm khơng có nghĩa là khơng để ý đến sự thực hiện của các em mà cho các