“Việc thể hiện tình huynh đệ Hướng Đạo sẽ được phải triển tốt đẹp nhất qua việc lần lần nới rộng phạm vi của lòng trung hậu và sự hiểu biết của mình.
“Như vậy có nghĩa là các ngành phải làm trịn bổn phận của mình đối với Liên đồn, Liên đồn làm trịn bổn phận đối với Đạo, Đạo đối với Châu, Châu đối với Hội, Hội quốc gia đối với Văn phòng thế giới Hướng Đạo. Đây là một trật tự cần thiết mà chỉ bỏ qua một cấp bực thôi cũng đủ làm tổn thương, làm hỏng tầm ảnh hưởng của vấn đề. Do đó “Trơng xa Nhìn rộng” trước hết là một thái độ và thứ đến là một hành động”.
(Trích Sổ tay HL khóa Dự bị Liên đồn trưởng).
- Hỏi: Cho biết một hoạt động trong Hướng Đạo để gây tình huynh đệ?
- Đáp: Chẳng hạn như dự án “Kết Huynh” tức là trao đổi thư từ với Hướng Đạo sinh khác ở trong và ngồi nước. Nhờ đó, chúng ta có thể trao đổi sách báo, phim ảnh Hướng Đạo, trao đổi kinh nghiệm hoạt động… Thật là một hoạt động có giá trị. Ngồi ra, sự “trao đổi thăm viếng” các đơn vị bạn, nếu được là các đơn vị nước ngồi thì thật là hữu ích cho việc xây dựng tình huynh đệ Hướng Đạo.
- Hỏi: Làm sao để giữ được tình huynh đệ giữa cá nhân với cá nhân?
- Đáp: “Hướng Đạo sinh thừa nhận thực trạng của người khác và đối xử hết sức tử tế với người đó” (Bước đường đầu, 1966, trang 24). Nếu một Hướng Đạo sinh, một Trưởng bắt một Hướng Đạo sinh, một Trưởng khác là mình, mọi hành động phải giống như mình thì khó có tình huynh đệ giữa cá nhân với cá nhân. Và cịn tùy theo hồn cảnh nữa… (Nếu một Toán Tráng ở Hoa Kỳ bắt buộc phải từ 8-10 người thì có phần khó khăn vì chiếc xe hơi của họ chỉ có 4 và 5 chỗ cho 5 tráng sinh cùng đi sinh hoạt chung)…