Tiếp đến là dùng “giờ tinh thần” để các em cầu nguyện tự phát. Vài phút trong các buổi họp đoàn, nhiều hơn trong các trại và nên tổ chức thường xuyên một tháng hoặc hai tháng một lần với thời gian đầy đủ hơn: 1, 2 tiếng đồng hồ. Dĩ nhiên “lễ tinh thần này khơng có nghĩa là thay thế hẳn những lễ tơn giáo chính thức”.
Rồi đưa trẻ vào thiên nhiên. Chúng ta biết rằng trẻ khơng thích ngồi hàng giờ trong phịng để nghe giảng dạy. Chúng thích sống cuộc sống ngồi trời. Do đó, chúng ta đưa trẻ vào thiên nhiên là làm cho trẻ cảm thấy gần gũi hơn với đấng Tạo Hóa.
Một điều khác là tập cho trẻ làm việc thiện, khuynh hướng tự nhiên của trẻ là điều thiện… Phải huấn luyện cho trẻ biết tinh thần bác ái để biết giúp ích. Trẻ khơng thể giúp đỡ kẻ khác khi chưa được huấn luyện để làm việc đó: “Ta không thể làm việc cho kẻ khác bằng ý muốn không thôi”.
Cuối cùng, phải tìm cách “giữ trẻ lại trong phong trào”, tiếp tục giúp cho trẻ đến tuổi 25 có những lý tưởng tốt đẹp để tuổi trẻ khỏi bỡ ngỡ trên hai ngã đường Thiện Ác. (Theo bác sĩ Nguyễn Đức Chánh trong bài Lời Hứa và Luật).
- Hỏi: Xem ra trong phong trào Hướng Đạo có những Hướng Đạo sinh kể cả một số Trưởng coi nhẹ Lời Hứa và Luật, khơng coi đó là một hoạt động như các hoạt động Hướng Đạo khác.
- Đáp: Đúng. Có những Hướng Đạo sinh kể cả Trưởng quên đi phần cốt lõi của phong trào là cố gắng hết sức để thực hiện Lời Hứa và Luật một cách thành tâm, áp dụng theo mức hiểu biết, kinh nghiệm và tuổi tác của Hướng Đạo sinh. Phải hiểu rằng Lời Hứa và Luật là động lực khuyến khích các Hướng Đạo sinh ý thức hành động.
Cụ BP, người sáng lập ra phong trào Hướng Đạo, đã tha thiết gởi đến các nam Hướng Đạo sinh trong chúc thư cuối cùng của Cụ:
“Hãy thủy chung với Lời Hứa của anh ngay khi anh đã là người trưởng thành, cầu xin Thượng Đế phù trì cho các anh”.