Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 123 - 125)

Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo sự ổn định của khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các DNNVV ổn định sản xuất, phát triển kinh doanh. Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi để các DNNVV đuợc tiếp cận bình đẳng các nguồn lực về đất đai, về vốn, công nghệ... để ổn định sản xuất, phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó, với 97% số luợng doanh nghiệp trong nền kinh tế là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công tác triển khai, nghiên cứu để cho ra đời bộ luật hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là cần thiết bởi bộ luật này sẽ xác định cụ thể, rõ ràng mục tiêu, định huớng và chính sách hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này.

Thứ hai, có cơ chế chính sách để DNNVV tiếp cận vốn vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho DNNVV. Đồng thời tháo gỡ khó khăn, vuớng mắc về cơ chế, chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tại ngân hàng thuơng mại

nhằm đẩy mạnh hoạt động tài trợ cho các DNNVV chưa đáp ứng được yêu cầu về tài sản bảo đảm nhưng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả khả thi.

Thứ ba, hình thành mạng lưới hệ thống thông tin hỗ trợ DNNVV để cung cấp thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; nâng cấp toàn diện Cổng thông tin doanh nghiệp, thực hiện kết nối với các trang thông tin, cổng thông tin của Bộ, ngành, địa phương; tăng cường cơ chế thông tin và đối thoại giữa doanh nghiệp và các cơ quan Chính phủ, phản ánh đầy đủ, kịp thời thực trạng và kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp về định hướng chính sách của doanh nghiệp; đảm bảo các mục tiêu, định hướng, chính sách hỗ trợ có tính thực tiễn cao. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch, giảm thời gian, chi phí và rủi ro hành chính cho doanh nghiệp.

Thứ tư, tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các DNNVV, khuyến khích hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa DNNVV với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cả về quản lý và về chuyên môn, kỹ thuật cho các DNNVV theo hướng chú trọng vào chất lượng, hiệu quả đào tạo; đào tạo có trọng tâm, trọng điểm và ưu tiên đào tạo cho các DNNVV trong một số ngành, lĩnh vực theo định hướng hỗ trợ của Nhà nước. Từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý, trình độ kĩ thuật và năng lực cạnh tranh của các DNNVV, giúp DNNVV đứng vững trên thị trường.

Thứ năm, khuyến khích DNNVV tham gia các chương trình cụm liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Triển khai Đề án phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo mạng lưới liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị.

Thứ sáu, Thêm quyền cho các NHTM về việc xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng. Trong năm 2017, Nghị quyết 42/2017/QH14 V/v Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 18/05/2017 đã công tác thu hồi nợ xấu của các NHTM được đẩy mạnh hơn. Nghị quyết 42 ra đời có nhiều điểm mới hỗ trợ

hệ thống ngân hàng giải quyết nợ xấu. Ví dụ nhu thủ tục tố tụng dân sự rút gọn, quyền thu giữ tài sản, trong quá trình các ngân hàng xuống thực hiện quyền thu giữ tài sản nhận đuợc sự hỗ trợ của công an, chính quyền địa phuong... Với những quy định mới trên, chắc chắn tạo điều kiện thuận lợi hon cho các ngân hàng trong quá trình thu giữ và sau này là xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Thời gian qua các ngân hàng cũng đã triển khai thành công đuợc việc thu giữ, xử lý tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, những truờng hợp thành công không nhiều do các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn về thể chế và công tác thi hành án. Ngân hàng thu giữ nhung không có quyền sử dụng thì cũng không thể quyết định đuợc tài sản thu giữ đó. Giống nhu quyền chiếm hữu, theo quy định Luật Dân sự 2015, nguời có quyền chiếm hữu đuợc quyền thế chấp, bán, cầm cố, cho muợn. nên chỉ đuợc giao quyền thu giữ tài sản trong Nghị quyết 42 chua đủ để giúp cho ngân hàng có đuợc quyền thực sự với tài sản của con nợ. Vậy nên, Các văn bản, thể chế cần đuợc hoàn thiện hon và đặc biệt cần phải thêm quyền cho các NHTM trong việc áp dụng Nghị quyết 42 để có thể xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn một cách triệt để.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w