triển Việt Nam về hoạt động tín dụng doanh nghiệp
Tăng trưởng tín dụng có hiệu quả phù hợp với nguồn vốn huy động và các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ nguồn vốn để phát triển kinh tế đất nước:
- Ưu tiên tăng trưởng tín dụng ngắn hạn đối với các khách hàng tốt, tập trung vào khu vực sản xuất, hạn chế tập trung vào các lĩnh vực phát sinh đầu cơ (như kinh
doanh bất động sản, chứng khoán). Tăng cường và nâng cao tỷ trọng cho vay đối với các ngành, lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên khuyến khích: cho vay tài trợ xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành công nghiệp hỗ trợ, phát triển nông nghiệp nông thôn, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, các ngành được hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do.
- Triển khai các gói tín dụng thương mại ưu đãi với quy mô phù hợp gắn với đánh giá hiệu quả lợi ích đem lại. Triển khai các chương trình kết nối Doanh nghiệp - Ngân hàng tại các địa bàn.
- Cơ cấu tài sản có tín dụng để đảm bảo và cải thiện hệ số an toàn vốn, tăng tỷ trọng tài sản có hệ số rủi ro thấp, tăng cường tối đa tài sản đảm bảo, đặc biệt tài sản đảm bảo là nhà ở, quyền sử dụng đất.
- Tiếp tục triển khai chính sách phân nhóm khách hàng với mục tiêu gia tăng quy mô hợp tác (dư nợ, huy động vốn, dịch vụ). Đồng thời, chú trọng tăng thị phần dư nợ của các khách hàng tốt từ các TCTD khác.
Quyết liệt xử lý nợ xấu gắn với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đảm bảo mục tiêu phát triển an toàn, bền vững, góp phần cùng toàn ngành ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu.
- Chủ động rà soát các khoản nợ tiềm ẩn, các khoản nợ quá hạn, nợ cơ cấu, nợ bị k é o nhóm do các TCTD khác thực hiện theo CIC, phân loại nợ theo đúng quy định. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ đối với các khách hàng khó khăn tạm thời nhưng có triển vọng phục hồi, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
- Kiên quyết áp dụng chế tài đối với Giám đốc và các cán bộ liên quan của Chi nhánh để phát sinh nợ xấu mới, có các sai phạm nghiêm trọng như cho vay đảo nợ, định sai giá trị tài sản thế chấp, không tuân thủ quy trình tín dụng, không chấp hành và đảm bảo các điều kiện tín dụng theo ủy quyền của Hội sở chính.
- Đẩy mạnh triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện khách hàng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro...
ngoại bảng, thu nợ bán VAMC (thu hồi trực tiếp và thu hồi qua chi nhánh). Đồng thời, đẩy mạnh cơ chế phân cấp cho các đơn vị tại Trụ sở chính, Chi nhánh trong xử lý thu hồi, cơ chế hỗ trợ tài chính cho chi nhánh, miễn giảm lãi cho khách hàng...
- Tích cực tham gia ý kiến với ngành về tạo lập khung pháp lý cho thị truờng mua bán nợ Việt Nam; tổ chức vận hành lại hoạt động BAMC - công cụ tham gia vào thị truờng mua bán nợ.