Nâng cao hiệu quả công tác tìm hiểu, đánh giá khách hàng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 115)

Một hệ thống thông tin đầy đủ về doanh nghiệp như: lịch sử hình thành và phát triển, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, đội ngũ điều hành là cơ sở hết sức quan trọng giúp cho việc thẩm định, xếp loại, lựa chọn khách hàng. Nếu hệ thống này không đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đánh giá, thẩm định doanh nghiệp của các ngân hàng. Luận văn đề xuất một số biện pháp như sau:

Về tìm hiểu thông tin liên quan đến khách hàng:

- Cán bộ QLKH cần tận dụng các nguồn thông tin để thu thập tình hình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Các nguồn thông tin có thể là:

+ Thông tin từ phía doanh nghiệp cung cấp. Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy

đủ và chính xác các thông tin trong hồ sơ tín dụng, phỏng vấn trực tiếp và điều tra thực

tế cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đối với các thông tin về mặt hoạt động của doanh nghiệp như tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định cán bộ tín dụng cần yêu

cầu kiểm kê trực tiếp và đối chiếu các thông tin này so với sổ sách. Đối với các thông

tin tài chính, do báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay bắt buộc

phải kiểm toán, cán bộ tín dụng cần kiểm tra ý kiến của kiểm toán, tính chính xác của

các thông tin này và so sánh các số liệu giữa các năm tài chính.

+ Thông tin từ bạn hàng của doanh nghiệp, thông tin từ các cơ quan có liên quan.

+ Thông tin từ CIC: CIC là tổ chức duy nhất thực hiện công tác thu thập thông tin của các khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cả các TCTD. Các thông tin từ CIC như lịch sử quan hệ tín dụng, dư nợ vay hiện có tại các TCTD thường có

tính cập nhật do định kỳ, các TCTD có trách nhiệm báo cáo các thông tin liên quan đến khách hàng cho CIC.

+ Thông tin từ các báo cáo, định hướng phát triển kinh tế của địa phương phục

vụ cho việc nghiên cứu và phân tích diễn biến thị trường ngành, những thay đổi về chính sách Nhà nước để đánh giá những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.

+ Thông tin từ những ngân hàng khác: Mỗi ngân hàng đều có thể có cơ sở dữ liệu về lịch sử tín dụng với doanh nghiệp, do vậy, việc trao đổi thông tin giữa các ngân

hàng (đặc biệt là các ngân hàng trên cùng địa bàn), các cán bộ quản lý trực tiếp cùng một khách hàng tại các TCTD khác nhau sẽ giúp cán bộ QLKH có nhiều cơ sở hơn để

sàng lọc đảm bảo tính hiệu quả, chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin.

+ Thông tin trên mạng Internet: Lượng thông tin nhiều, đa dạng về mọi lĩnh vực, đặc biệt thuận lợi cho việc khai thác thông tin về lĩnh vực, ngành nghề của khách

hàng, xu hướng phát triển trong tương lai. Việc sử dụng thông tin từ mạng Internet khá phổ biến, đặc biệt thường được sử dụng để thẩm định dự án, phương án kinh doanh khi xác định thông số đầu vào và đầu ra của dự án, nhất là các thông số về thị trường các nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra của sản phẩm. Tuy nhiên do thông tin nhiều có thể gây ra sự pha loãng cũng như không chính thống, đòi hỏi cán bộ QLKH có khả năng sàng lọc và xử lý thông tin tốt cũng như phải có tham khảo thị

trường, có đối chiếu, so sánh.

+ Thông tin từ các trung tâm nghiên cứu và ban quản lý rủi ro tín dụng BIDV hội sở chính: Đây là những đơn vị làm công tác nghiên cứu chính sách, tái thẩm định

hồ sơ, thẩm định dự án và lập các báo cáo phân tích nghành tại BIDV. Việc thường xuyên cập nhật và chia sẻ kho dữ liệu bao cáo phân tích các ngành sẽ giúp cho các cán bộ tín dụng có cái nhìn tổng quát, am hiểu hơn về các nghành nghề.

- Ngoài thu thập thông tin từ các nguồn trên, việc xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin về những khách hàng đã từng có quan hệ giao dịch với ngân hàng tại Chi nhánh là rất cần thiết. Trên thực tế, CIC chỉ là nơi lưu trữ các thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng, tài sản bảo đảm mà không chứa đựng các thông tin liên quan đến lịch sử hoạt động, năng lực hoạt động và năng lực tài chính của doanh nghiệp, đặc

biệt không có các thông tin về các khách hàng mới hình thành quan hệ tín dụng với ngân hàng. Chi nhánh hoàn toàn có thể tận dụng các thông tin giao dịch của khách hàng và xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ vì lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng khá lớn, các giao dịch phát sinh nhiều. Những khách hàng này có thể quay trở lại ngân hàng để đề nghị cấp tín dụng, với những thông tin có sẵn về lịch sử giao dịch, lịch sử trả nợ có thể đánh giá sơ bộ về khách hàng, từ đó tiết kiệm chi phí và thời gian thu thập thông tin. Để xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin nội bộ như vậy đòi hỏi Chi nhánh từng bước hiện đại hóa trang bị, hệ thống máy, lưu trữ thông tin khách hàng logic, khoa học ... cũng như đầu tư vào nguồn nhân lực.

- về đánh giá phương án, dự án đầu tư:

Trong quá trình thẩm định một dự án, có rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá dự án, nhưng hai tiêu chuẩn thông dụng nhất là dựa vào giá trị hiện tại ròng và suất thu hồi vốn nội bộ. Một dự án có giá trị hiện tại ròng dương hay suất thu hồi vốn nội bộ lớn hơn một ngưỡng yêu cầu là có thể quyết định đầu tư hoặc cấp tín dụng cho dự án đó. Có thể thấy, việc điều chỉnh để NPV dương hoặc IRR đạt yêu cầu là không khó, do vậy Chi nhánh cần yêu cầu cán bộ tín dụng tuân thủ chặt chẽ quy trình thẩm định dự án, cách tính dòng tiền của phương án, không vì hiệu quả về tài chính mà bỏ qua tính hiệu quả về mặt kỹ thuật và tính thực tế của phương án, dự án; có bước thẩm định lại đối với các dự án.

Đồng thời khi đánh giá rủi ro, ngoài phân tích độ nhạy, Chi nhánh cần quan tâm tới việc nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng một số những phương pháp bổ sung để đánh giá rủi ro như: phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp mô hình hồi quy tương quan (thẩm định khía cạnh thị trường, công nghệ, tài chính của dự án thông qua chương trình Oracle Crystal Ball), phương pháp triệt tiêu rủi ro, và đánh giá toàn diện các rủi ro vĩ mô, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh toán, rủi ro bất khả kháng trong hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa tác động mà rủi ro gây ra.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w