Định hướng cụ thể của BIDV Thăng Long

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 110)

Thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng hiệu quả theo đúng định huớng của NHTMCP Đầu tu và phát triển Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng truởng kinh tế, tạo môi truờng thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Thực hiện áp dụng lãi suất huy động và cho vay theo chỉ đạo của NHNN, các văn bản điều hành, huớng dẫn của BIDV, đảm bảo thực hiện trần lãi suất cho vay đúng quy định và đúng đối tuợng khách hàng trên cơ sở điều hành FTP của BIDV, bám sát chỉ đạo của Hội sở chính và điều hành lãi suất áp dụng cho các sản phẩm, khách hàng theo đúng phạm vi thẩm quyền đuợc giao.

Thực hiện rà soát toàn bộ danh mục nợ xấu và đánh giá lại TSBĐ của từng khoản vay, quyết liệt xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ, giảm nợ xấu, đồng thời có biện pháp kiềm chế nợ xấu phát sinh mới.

Tăng cuờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng trong Chi nhánh về việc thực hiện các quy định tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Tăng cuờng giám sát chất luợng tín dụng trong Chi nhánh trên cơ sở thuờng xuyên rà soát, đánh giá mức độ khó khăn trong hoạt động của từng khách hàng để tìm biện pháp tháo gỡ, xử lý. Hạn chế, kiểm soát chặt chẽ đối với những ngành đang tiềm ẩn rủi ro.

Trên cơ sở rà soát, phân loại các khách hàng tín dụng tại Chi nhánh theo đối tuợng cụ thể để có biện pháp ứng xử phù hợp: Chủ động, nhanh chóng thực hiện các biện pháp hỗ trợ (nhu cơ cấu nợ, miễn giảm lãi để khuyến khích khách hàng trả nợ vay, cho vay mới theo nhu cầu của khách hàng phù hợp với quy định cấp tín dụng BIDV) đối với khách hàng đang gặp khó khăn tạm thời nhung có triển vọng

phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị truờng, có khả năng phục hồi mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. Tích cực tiến hành cơ cấu lại đối với các nhóm khách hàng có thể phục hồi và kiên quyết áp dụng các biện pháp xử lý đối với nhóm khách hàng không thể phục hồi.

Tăng cuờng công tác tự kiểm tra, rà soát, đánh giá việc tuân thủ thực hiện trong hoạt động tín dụng để phát hiện, kiểm soát đuợc các rủi ro tiềm ẩn và đề xuất biện pháp xử lý; đồng thời đảm bảo hoàn thiện các hồ sơ tài liệu (hồ sơ khách hàng, khoản vay, giải ngân, tài sản bảo đảm) theo quy định của pháp luật và của BIDV.

Tập trung cho tín dụng ngắn hạn với những khách hàng tốt. Tập trung triển khai những biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với khách hàng trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng.

Bám sát diễn biến thực tế thị truờng để có thể dự đoán các diễn biến tiêu cực, chủ động đua ra các biện pháp đối phó hiệu quả.

Phấn đấu giảm mạnh lãi treo, lãi dự thu trên 90 ngày. Kiểm soát chặt chất luợng tín dụng ngay từ những món mới phát sinh, đặc biệt ở khâu thẩm định phuơng án sản xuất kinh doanh và tài sản bảo đảm. Tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các quy định mang tính pháp lý của hồ sơ tín dụng.

Đẩy nhanh tiến độ thanh lý tài sản của những khách hàng đuợc đua vào diện phải thanh lý tài sản. Bám sát những khách hàng có nợ hạch toán ngoại bảng để thu hồi ngay khi có nguồn tiền.

Giám sát chặt các chỉ số mang tính chất luợng tín dụng.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI BIDV THĂNG LONG

Để nâng cao chất luợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Thăng Long, luận văn đề xuất một số giải pháp nhu sau:

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w