Dựa vào các tiêu thức khác nhau: theo thời hạn cho vay, theo mục đích sử dụng vốn vay, theo loại tài sản đảm bảo, theo sản phẩm tín dụng, tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân chia thành nhiều hình thức tín dụng khác nhau:
- Theo thời hạn cho vay
+ Tín dụng ngắn hạn: Các khoản cấp tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng. Các khoản tín dụng sử dụng để bổ sung nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thanh toán đến hạn,... ít chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường.
+ Tín dụng trung hạn: Các khoản tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm. + Tín dụng dài hạn: Các khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm, chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố kinh tế cũng như sự thay đổi trong chính sách và có mức rủi ro cao.
Các khoản tín dụng trung và dài hạn chủ yếu phục vụ cho mục đích đầu tư vào tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc tài trợ dự án đầu tư.
- Theo các biện pháp bảo đảm tiền vay
+ Cho vay có tài sản đảm bảo: Hình thức cấp tín dụng có tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với ngân hàng. Gồm có cho vay cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay vốn, cho vay bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba, cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai.
+ Cho vay không có tài sản đảm bảo: Hình thức cấp tín dụng dựa trên uy tín của khách hàng hoặc cho vay theo chỉ định của Chính phủ, cho vay dựa vào uy tín của bên thứ ba (có thể là tổ chức chính trị - xã hội).
-Theo hình thức cấp tín dụng
+ Hạn mức tín dụng: Hình thức cấp tín dụng trong đó doanh nghiệp được quyền rút theo hạn mức tín dụng đã được cấp trong một khoảng thời gian nhất định (tối đa không quá 12 tháng). Doanh nghiệp chỉ phải lập 01 hồ sơ cho nhiều khoản vay trong một chu kì kinh doanh của mình. Hình thức này chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số, do vậy tổng doanh số cho vay trong thời gian cho vay có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nếu doanh nghiệp thường xuyên trả nợ. Hình thức hạn mức tín dụng thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn thường xuyên tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh và có uy tín với ngân hàng.
+ Thấu chi: Hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng cho ph p doanh nghiệp chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình. Hình thức này đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải làm thủ tục như các khoản vay thông thường, do đó sẽ tiết kiệm được thời gian vay vốn.
+ Cho vay từng lần: Hình thức cấp tín dụng trong đó mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập một bộ hồ sơ gửi đến ngân hàng. Với hình thức cho vay từng lần, doanh số cho vay đối với khách hàng chỉ đuợc vay tối đa bằng mức du nợ. Hình thức này phục vụ các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn không thuờng xuyên, hoạt động kinh doanh theo mùa vụ, uy tín với ngân hàng không cao. Mỗi khoản vay đuợc luu trữ thành hồ sơ độc lập và đuợc quản lý, kiểm soát tách biệt.
+ Chiết khấu giấy tờ có giá: Hình thức ngân hàng mua hoặc mua có kì hạn các công cụ chuyển nhuợng, giấy tờ có giá mà khách hàng mang đến chiết khấu tại ngân hàng.
+ Bao thanh toán: Hình thức ngân hàng mua hoặc mua có kì hạn các khoản phải thu của khách hàng phát sinh từ hoạt động tín dụng thuơng mại.
+ Cho vay đầu tu dự án: Ngân hàng cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu hình thành tài sản cố định của khách hàng nhu đầu tu mới, đầu tu mở rộng công suất, đầu tu đổi mới công nghệ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Dự án đầu tư mới là dự án thực hiện lần đầu, hoặc dự án đầu tu độc lập với dự án đang thực hiện nhằm mục tiêu đổi mới công nghệ sản xuất, kinh doanh hay thực hiện một Dự án/phuơng án sản xuất, kinh doanh cụ thể của khách hàng
Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tu phát triển, dự án đầu tu đang thực hiện nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất luợng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi truờng.
+ Bảo lãnh ngân hàng: Hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đuợc bảo lãnh khi bên bảo lãnh không thực hiện đuợc hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên đuợc bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận.
+ Cho vay hợp vốn: Việc cấp tín dụng đuợc thực hiện bởi 2 hay nhiều tổ chức tín dụng, do một tổ chức tín dụng làm đầu mối cho một hoặc một phần dự án, phuơng án sản xuất, kinh doanh.
+ Cho vay bằng vốn tài trợ ủy thác đầu tư: Hình thức cấp tín dụng theo đó ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp bằng nguồn vốn ủy thác, bên ủy thác chịu mọi rủi ro, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác.