1.2.6.1. Đối với Ngân hàng thương mại
Ngân hàng quan tâm tới khả năng sinh lời cũng như rủi ro của khoản tín dụng. Chất lượng một khoản tín dụng được đánh giá là tốt khi khoản tín dụng đó phù hợp với chính sách tín dụng, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, mức độ rủi ro dự tính phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại lâu dài của hệ thống NHTM.
- Nâng cao chất lượng tín dụng tức là tăng khả năng quay vòng vốn tín dụng, qua đó mở rộng được các hình thức dịch vụ cung cấp cũng như mở rộng quy mô tín dụng cho một khách hàng. Như vậy, không những duy trì được mối quan hệ với những khách hàng truyền thống mà còn mở rộng, thu hút thêm khách hàng mới. Đó là cách để các NHTM mở rộng thị trường, nâng cao lợi nhuận.
- Chất lượng tín dụng nâng cao sẽ giảm được chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, và đặc biệt là giảm được những chi phí, thiệt hại do không thu hồi được khoản tín dụng. Như vậy sẽ gia tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, gia tăng lợi nhuận của hệ thống NHTM.
1.2.6.2. Đối với doanh nghiệp
Công tác nâng cao chất lượng tín dụng DNNVV có vai trò tương đối quan trọng đối với cộng đồng các doanh nghiệp:
Vai trò quan trọng nhất của tín dụng ngân hàng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp duy trì đuợc hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của doanh nghiệp phải đồng thời ở cả ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và luu thông. Hiện tuợng thừa, thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra ở các doanh nghiệp, khi đó tín dụng ngân hàng góp phần điều tiết các nguồn vốn nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không bị gián đoạn. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng nhu tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
- Giúp DNNVV nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Muốn tiếp cận đuợc nguồn vốn tín dụng ngân hàng đòi hỏi DNNVV phải xây dựng đuợc phuơng án sản xuất kinh doanh khả thi đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại lợi nhuận để thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Do vậy, tín dụng ngân hàng thúc đẩy doanh nghiệp phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả đuợc nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay, ngân hàng thực hiện kiểm soát truớc, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.
- Tín dụng ngân hàng giúp hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DNNVV
Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối uu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn. Nếu chỉ sử dụng nguồn vốn tự có thì giá vốn sẽ cao, khó có khả năng đầu tu mở rộng sản xuất và nâng cao chất luợng sản phẩm. Do vậy, để có một cơ cấu vốn hiệu quả, kết cấu hợp lý là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.
1.2.6.3. Đối với nền kinh tế - xã hội
Đối với nền kinh tế: Chất luợng tín dụng đuợc đánh giá qua mức phục vụ sản xuất và luu thông hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối
quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, hòa nhập với cộng đồng quốc tế.
- Chất lượng tín dụng được bảo đảm và nâng cao là điều kiện cho NHTM làm tốt vai trò là trung gian tài chính, trung gian thanh toán, giúp giảm bớt sự lãng phí của xã hội ở những nơi thừa vốn, giảm được khó khăn ở những nơi thiếu vốn.
- Chất lượng tín dụng được nâng cao có nghĩa là các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, từ đó mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác khả năng tiềm tàng của tài nguyên, lao động, đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành nghề, các khu vực trong cả nước.
- Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng, giảm thiểu và dần xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế chưa phát triển.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 tập trung hệ thống hóa lí luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế; tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Đồng thời, chương 1 cũng nghiên cứu những nhân tố từ môi trường vĩ mô, nhân tố phía ngân hàng, nhân tố từ phía khách hàng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những vấn đề lý luận của chương 1 chính là cơ sở để nghiên cứu chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2015- 2017.
CHƯƠNG 2
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2015-2017