Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 41)

a) Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là tài sản của ngân hàng, phản ánh số tiền mà các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại đang còn nợ ngân hàng.

Quy mô của tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được phản ánh thông qua sự tăng trưởng trong dư nợ tín dụng, phải được xem xét ở góc độ số tuyệt đối hoặc số tương đối, thường lấy ở thời điểm cuối kỳ kế toán.

FhaydoiflunaTDDNNVVt= Du nợ TDDNNWi - DunffTDDNNWt-! (1.1)

TJT-JS -J-T n n Itr nrτ.-τ.- — D ư ’■ ~ FniMWWt- Dir n ọ- TDDNN Wt_--n, Z1 ɔʌ

Toc độ aia tăng TDDNNWt= --- - ---— X 100% (1.2)

■ a ɪ Dirncr TDDNNVVt v 7

Trong đó:

Dư nợ TDDNNVVt: Dư nợ tín dụng đối với DNNVV tại thời điểm t.

Dư nợ TDDNNVVt-1: Dư nợ tín dụng đối với DNNVV tại thời điểm năm (t-1). Thay đổi dư nợ TDDNNVVt: Thay đổi trong dư nợ tín dụng đối với DNNVV thời điểm t so với thời điểm (t-1).

Tốc độ gia tăng TDDNNVVt: Tốc độ thay đổi dư nợ tín dụng đối với DNNVV tại thời điểm t so với thời điểm (t-1).

Chỉ số này phản ánh quy mô thay đổi và tốc độ thay đổi dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm nay so với năm trước. Khi quy mô dư nợ tín dụng DNNVV tăng lên đi kèm số lượng khách hàng tăng phản ánh mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng lớn, uy tín của ngân hàng trên địa bàn được đánh giá cao, từ đó cho thấy chất lượng tín dụng tốt. Tuy nhiên, nếu quy mô dư nợ tín dụng DNNVV tăng trưởng nóng qua nhiều năm không hẳn phản ánh chất lượng tín dụng cao, có nhiều trường hợp là tăng trưởng bong bóng hoặc vì chỉ tiêu tăng trưởng mà bỏ qua việc thực hiện đúng các quy trình tín dụng, điều kiện, nguyên tắc cấp tín

dụng....Trong những trường hợp đó cần có những giải pháp để bảo đảm lợi ích của ngân hàng.

Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNNVV phản ánh mối tương quan giữa dư nợ tín dụng đối với DNNVV và tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNNVV được tính bằng dư nợ tín dụng đối với DNNVV chia cho tổng dư nợ tại một thời điểm, thường là cuối năm kế toán.

Tỳ lệ da nạ TDDNNW = × 10°t⅛ (1.3)

Nhìn chung, tỷ lệ dư nợ tín dụng DNNVV tăng lên và phù hợp tình hình kinh tế và chiến lược phát triển, đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng cho thấy chất lượng tín dụng đối với DNNVV là tốt. Khi tỷ lệ dư nợ tín dụng DNNVV tăng hoặc giảm đột biến, không phù hợp với diễn biến thị trường phản ánh những vấn đề trong chất lượng tín dụng đối với DNNVV và cần phải có những giải pháp để hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

b) Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cơ cấu dư nợ tín dụng DNNVV cho biết tỷ trọng cho vay khi được phân chia theo một số tiêu chí khác nhau như: theo vùng kinh tế, theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo kỳ hạn, .... Cơ cấu dư nợ tín dụng được phản ánh thông qua các tỷ lệ giữa dư nợ cho vay đối với một lĩnh vực cụ thể so với tổng dư nợ. Các tỷ lệ này phản ánh liệu ngân hàng có đang tập trung vào một lĩnh vực nào hay không hay có sự phân bổ hợp lý giữa các lĩnh vực. Cụ thể:

Ty lệ dư nợ theo ngành kình tẽ = hĩrĩfĩ ĨEX100% (1.1) T lệ dư nợ theo ngành kinh tế cho biết liệu ngân hàng có đang tập trung cho vay phát triển một lĩnh vực ngành nghề kinh tế cụ thể nào không, đồng thời cho thấy trong những giai đoạn khác nhau thì lĩnh vực kinh doanh của DNNVV mà ngân hàng cấp tín dụng được mở rộng hay thu hẹp, từ đó dự đoán nhu cầu vốn trong tương lai.

Khi ngân hàng có cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế hợp lý cho thấy chất lượng tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng là cao, rủi ro tập trung thấp;

đồng thời góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế. Sự hợp lý ở đây nghĩa là phù hợp với chiến luợc, định huớng, đặc điểm vùng miền, khẩu vị rủi ro và kì vọng về lợi nhuận của ngân hàng. Phân tích cơ cấu du nợ cho vay theo ngành kinh tế cho biết trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh hoặc hạn chế cấp tín dụng trong lĩnh vực nào để tận dụng đuợc những cơ hội hoặc hạn chế những thách thức, rủi ro, đem lại lợi ích cho ngân hàng:

Ngoài ra, cơ cấu tín dụng đối với DNNVV còn đuợc phân chia theo tiêu chí kỳ hạn:

Tỳ lệ dư nự theo kỳ hạn = 3l^" × t°θt⅛ (1-2)

Việc cân đối tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung dài hạn với cơ cấu nguồn vốn và mức sinh lời dự kiến sẽ giúp nâng cao chất luợng tín dụng của ngân hàng. Các khoản vay ngắn hạn có mức sinh lời thấp nhung thời gian đáo hạn nhanh, rủi ro thấp; các khoản vay trung, dài hạn có mức sinh lời cao nhung thời hạn vay dài do vậy rủi ro cao hơn. Khi ngân hàng có nguồn vốn trung, dài hạn thấp, nhu cầu vay trung, dài hạn ít, ngân hàng nên cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Tuy nhiên, khi ngân hàng có nguồn vốn trung, dài hạn dồi dào cùng với nhu cầu vốn cao, tập trung vay vốn đầu tu tài sản cố định cho sản xuất kinh doanh, ngân hàng nên cho vay nhiều trung, dài hạn để nâng cao thu nhập.

c) Tỷ suất thu nhập từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thu nhập từ hoạt động tín dụng DNNVV bao gồm: Thu nhập từ hoạt động tín dụng và thu nhập từ các dịch vụ liên quan nhu các loại phí tín dụng, phí bảo hiểm (Bancassuarance), dịch vụ chuyển tiền và các dịch vụ khác.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng DNNVV đuợc so sánh với tổng thu nhập của ngân hàng và so với tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng:

Tỷ suất thu nhập từ TDD N NW = x 10ữ% (1-3)

Ty suẩt thu nhập từ TDDNNW = r-πg x 10ữ% (1∙4)

Khi tỷ suất thu nhập từ hoạt động tín dụng DNNVV tăng lên qua các năm, cho thấy hoạt động tín dụng DNNVV đang đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, đồng

thời phản ánh một phần chất lượng tín dụng tăng lên (chỉ có các khoản nợ nhóm 1 được dự thu lãi, các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 không được dự thu lãi). Điều này phản ánh chất lượng tín dụng đối với DNNVV là cao. Trong trường hợp thu nhập từ hoạt động tín dụng DNNVV giảm, tỷ suất thu nhập giảm ngân hàng cần phải phân tích các nguyên nhân dẫn đến điều này. Trong trường hợp thu nhập giảm do nợ xấu, lãi treo cao, doanh số cho vay giảm hoặc các nguyên nhân chủ quan khác, ngân hàng cần đưa ra các giải pháp thu hút khách hàng tốt, đôn đốc thu hồi nợ, phòng ngừa, hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn...

d) Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu từ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn là những chỉ tiêu quan trọng trực tiếp phản ánh thực chất chất lượng tín dụng của ngân hàng. Theo Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì “Khoản nợ quá hạn làkhoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn” và “Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3,4,5”. Trong đó, các nhóm nợ được phân loại theo Thông tư số 09/2014/TT-NHNN theo các chỉ tiêu định tính và định lượng.

2γ.÷ .μ A 22 ...= ≡⅛y4τ⅛÷÷÷⅛ --^N (1.5)

Tỷ lệ nợ ≡ ⅛ TDDNNW = , ? ~ JỂi:J X 100<⅛ (1.6) Trong hoạt động tín dụng, khả năng khoản nợ được hoàn trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn là một trong những yếu tố ngân hàng quan tâm nhất. Khi khoản nợ được chuyển sang nợ xấu hoặc nợ quá hạn tức là đã có rủi ro khoản nợ không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ gốc/lãi hoặc thu hồi không đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng. T lệ nợ quá hạn và t lệ nợ xấu càng cao thì ngân hàng càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mất vốn, giảm tài sản, làm xấu đi khả năng thanh toán; trích lập dự phòng rủi ro cao làm giảm lợi nhuận của ngân hàng; tỷ lệ nợ xấu cao khiến cho mức độ an toàn của ngân hàng giảm; giảm uy tín của ngân hàng.

Khi phân tích chỉ tiêu trên, cần đi sâu phân tích nợ xấu, nợ quá hạn phân bổ nhiều tại lĩnh vực, ngành nghề cụ thể nào, từ đó ngân hàng điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp. Đối với những lĩnh vực, ngành nghề có nợ xấu, nợ quá hạn cao, ngân hàng nên thu

hẹp tín dụng để hạn chế rủi ro; đối với những ngành nghề không có nợ xấu, nợ quá hạn hoặc tỷ lệ này thấp, ngân hàng nên mở rộng tín dụng để tối đa hóa lợi nhuận.

Khi phân tích chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu từ tín dụng đối với DNNVV cần so sánh với tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của các NHTM khác.

e) Tỷ lệ dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa có tài sản bảo đảm

Các khoản nợ có TSBĐ thuờng đuợc đánh giá là đảm bảo khả năng trả nợ đối với ngân hàng hơn so với các khoản nợ không có tài sản bảo đảm, vì:

+ Khách hàng sẽ có ý thức tuân thủ các điều kiện đã nêu ra trong hợp đồng vì ràng buộc trách nhiệm vật chất của khách hàng với ngân hàng.

+ Tài sản bảo đảm của khách hàng là nguồn thu nợ thứ hai khi khách hàng không có khả năng trả nợ.

Do vậy, điều kiện về TSBĐ vừa là điều kiện thu hẹp, vừa là điều kiện bổ sung tín dụng cho doanh nghiệp. Khi thẩm định TSBĐ, ngân hàng cũng đánh giá về khả năng thanh khoản của tài sản, tính pháp lý, và khả năng giao dịch trên thị truờng của tài sản đó. Giá trị TSBĐ còn là căn cứ để ngân hàng xác định mức cho vay đối với doanh nghiệp.

Tài sản bảo đảm đối với các khoản tín dụng DNNVV có tính pháp lý cao, không có tranh chấp, có đủ giá trị bảo đảm cho khoản vay, thuộc nhóm tài sản mà ngân hàng đánh giá có tính thanh khoản cao; t lệ du nợ tín dụng có tài sản bảo đảm càng lớn thì các khoản tín dụng sẽ đuợc đánh giá có rủi ro thấp hơn. Ngoài ra, cũng cần xem xét về cơ cấu tài sản bảo đảm của ngân hàng.

Công thức:

Tỳ lệ dư nọ TDDNNW CỎ TSSD = jL“ đam' 100% (1.7)

Tỳ lệ cẩp tín dụng tren TSSD = 'È.X 100 (1.8)

f) Tỷ lệ tỷ lệ sinh lời từ tín dụng đối với DNNVV

T lệ sinh lời từ tín dụng đối với DNNVV là chỉ tiêu đặc trung khi đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng trong hoạt động cho vay DNNVV. Chỉ tiêu này đạt kết quả cao chứng tỏ hiệu quả của công tác tín dụng DNNVV đang rất tốt. Hai yếu

tố tác động chính tới chỉ tiêu này là thu nhập từ tín dụng DNNVV và Tổ du nợ tín dụng DNNVV.

Công thức:

Thu nhập tù tfh dụng DNffW Ty lệ sinh lời tù tái dụng đốt với DNNW =---—--- ---'......

' TongdwnyDNNW

Khi xem xét chỉ tiêu trên, Một ngân hàng khi phân bổ tín dụng vào các khách hàng mang lại Nim tín dụng tốt sẽ đem lại mức thu nhập từ tín dụng cao.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hoạt động tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng chịu tác động của rất nhiều nhân tố. Có những nhân tố ảnh huởng tích cực và cũng có những nhân tố ảnh huởng tiêu cực tới hoạt động này của ngân hàng. Để nâng cao chất luợng hoạt động tín dụng đối với DNNVV, các NHTM thuờng chú ý tới một số nhân tố chủ yếu bao gồm nhân tố thuộc môi truờng vĩ mô, nhân tố thuộc về khách hàng và nhân tố thuộc về ngân hàng.

1.2.5.1. Nhân tố khách quan:

a) Nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Môi truờng kinh tế cũng nhu chu kỳ kinh tế có ảnh huởng tới hoạt động của các DNNVV. Khi nền kinh tế ở giai đoạn phát triển, các cơ hội đầu tu mở ra đối với các doanh nghiệp đi cùng với mức lợi nhuận kỳ vọng cao, DNNVV sẽ đón nhận các cơ hội kinh doanh, đầu tu, mở rộng sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận. Khi mà nguồn vốn tự có không đủ để đầu tu, các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Tỷ lệ lạm phát, lãi suất, lợi tức đầu tu vào các sự biến động của tỷ giá và thị truờng vàng, thị truờng chứng khoán cũng có ảnh huởng tới quyết định của khách hàng liệu có nên vay vốn ngân hàng hay huy động vốn trên thị truờng chứng khoán hoặc tận dụng các khoản tín dụng thuơng mại.

Một môi truờng kinh tế tăng truởng tốt sẽ kích thích sản xuất, tiêu dùng, do vậy khuyến khích các DNNVV đầu tu, sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Môi trường chính trị pháp luật

Môi trường chính trị pháp luật tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng chịu tác động của Hiến pháp, luật các tổ chức tín dụng (TCTD), chính sách tiền tệ và nhiều quy định khác của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng hoạt động theo các quy định của pháp luật. Môi trường pháp luật minh bạch, rõ ràng sẽ cải thiện môi trường làm việc của ngân hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện để ngân hàng định hướng chính sách tín dụng; các doanh nghiệp đề ra những chiến lược đầu tư, phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện để các doanh nghiệp thu hút các nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn nước ngoài; chuyển giao công nghệ tiên tiến, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu, nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao khả năng sinh lời.

Do vậy, môi trường chính trị pháp luật ổn định, minh bạch sẽ giúp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Môi trường khoa học công nghệ

Công nghệ thông tin là tiền đề quan trọng để xử lý dữ liệu tập trung. Công nghệ thông tin hỗ trợ triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giúp trao đổi thông tin tức thời và tăng cường khả năng quản trị ngân hàng. Công nghệ thông tin hiện đại giúp nâng cấp các kênh phân phối và mạng lưới của ngân hàng.

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện đại sẽ tạo môi trường tốt để các ngân hàng ứng dụng và nâng cao chất lượng quản trị tín dụng. Công nghệ thông tin sẽ giúp ngân hàng thu thập các dữ liệu của khách hàng chính xác và nhanh chóng hơn, giảm bớt thời gian xử lý các bước trong quy trình tín dụng. Việc xử lý thông tin tập trung sẽ tạo điều kiện để ngân hàng nắm bắt được thông tin về khách hàng, khoản cấp tín dụng, từ đó đưa ra được những quyết định phù hợp. Ngoài ra, với sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng như các tiện ích khi vay vốn sẽ ngày càng thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng.

Những thay đổi bất ngờ của tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, động đất, sự biến đổi của thời tiết rất khó dự báo và phòng tránh từ trước, tuy nhiên lại có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của DNNVV, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w