NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG
3.1.1. Triển vọng nền kinh tế và các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏvà vừa và vừa
Nen kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 có nhiều dấu hiệu tích cực nhu: tăng truởng kinh tế tiếp tục đuợc cải thiện, bên cạnh đó lạm phát thấp, đầu tu đạt kết quả khả quan, thu chi Ngân sách Nhà nuớc có chuyển biến tích cực. Kinh tế Việt Nam năm 2018 tiếp tục chuyển sáng, tăng truởng tín dụng sẽ nhanh hơn do cơ hội đầu tu và cả điều kiện tín dụng sẽ mở hơn, nhờ đó tạo thêm lực đẩy hỗ trợ tăng truởng kinh tế. Mô hình hoạt động VAMC đã bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc xử lý nợ xấu. Sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14 đuợc triển khai, Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng đã giảm tích cực. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) tại thời điểm cuối tháng 3/2018 là 2,18%, giảm so với mức 2,46% vào cuối năm 2016. Riêng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, thì đến cuối tháng 3/2018 toàn hệ thống xử lý đuợc 100,5 nghìn tỷ đồng. Nền kinh tế đang mở ra những cơ hội cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển, từ đó tạo điều kiện để các NHTM nâng cao chất luợng các khoản tín dụng doanh nghiệp, tăng cuờng lợi nhuận, giảm nợ xấu.
Năm 2017 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đuợc Quốc hội thông qua và đã có hiệu lực ngày 01/01/2018 gồm 4 chuơng 35 Điều, quy định nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động hỗ trợ... với nhiều quy định uu đãi, ủng hộ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc sản xuất, kinh doanh. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để các thành phần của nền kinh tế chung tay hỗ trợ cho sự phát triển
mạnh mẽ của DNNVV. Trong tháng 3/2018 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo Nghị định trên, các DNNVV được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ Nhà nước như: hỗ trợ thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Như vậy, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, Chính phủ vẫn tiếp tục quan tâm và đặt mục tiêu cao hơn, toàn diện hơn.
Trên cơ sở khung pháp lý về trợ giúp phát triển DNNVV, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách trợ giúp phát triển DNNVV trong các lĩnh vực: hỗ trợ tài chính tín dụng; mặt bằng sản xuất kinh doanh; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ; xúc tiến mở rộng thị trường; thông tin và tư vấn; phát triển nguồn nhân lực.v.v... cho các DNNVV. Điển hình là một số chương trình, hoạt động liên quan đến trợ giúp DNNVV trong các lĩnh vực sau:
- Hỗ trợ tài chính, tín dụng: Hỗ trợ DNNVV vay vốn tại các ngân hàng thương
mại; bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV vay vốn tại NHTM (thông qua các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại các địa phương và thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam); hỗ trợ doanh nghiệp thông qua gia hạn, miễn, giảm một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo các Nghị quyết của Quốc hội và của Chính phủ.v.v.
- Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật cho các DNNVV: Chương trình đổi mới khoa học công nghệ quốc gia đến năm 2020; Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2015-2018; Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020; và một số cơ chế và chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ.v.v.
- Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV; Chương trình nâng cao năng lực quản lý (thuộc Chương trình khuyến công quốc gia); Nâng cao năng lực pháp lý cho doanh nghiệp (thuộc Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành); Chương trình đào tạo chế độ hạch toán kế toán dành cho các DNNVV v.v.
- Hỗ trợ thông tin và tư vấn: Hoạt động hỗ trợ pháp lý thuộc Chương trình hỗ
trợ pháp lý liên ngành; Hoạt động tư vấn khuyến công .v.v...
- Xúc tiến, mở rộng thị trường: Các hoạt động xúc tiến thương mại (thông qua Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia của các Bộ, ngành, địa phương).v.v.
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội
+ Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng. Đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư. Ưu tiên các lĩnh vực: cơ khí chế tạo, lắp ráp, các sản phẩm điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ, vật liệu mới và ngành chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm, đồ uống, sữa. Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
+ Đơn giản hóa thủ tục hành chính được thực hiện tại tất cả các cấp, các ngành, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
+ Đẩy mạnh phát triển hạ tầng, giao thông - vận tải.
+ Khuyến khích các địa phương đào tạo nghề miễn phí và tại chỗ cho các doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ công nhân có tay nghề và trình độ cao;
+ Tổ chức tập huấn về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Như vậy, với sự phục hồi của nền kinh tế, sự tăng trưởng của tổng cầu và sự tăng trưởng của các ngành bất động sản, công nghiệp, hàng tiêu dùng, dịch vụ. cũng như tác động tích cực từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho DNNVV phát triển, mở rộng đầu tư, nâng cao khả năng sinh lời và điều này tiếp tục tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao chất lượng các khoản tín dụng đối với DNNVV.