V Môi trường hoạt động kinh doanh bán lẻ
S Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Nét đặc thù của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là nhắm tới đối tượng khách hàng cá nhân, song người dân trong nước chưa biết nhiều về dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng. Do mức thu nhập của phần lớn dân cư cịn thấp, thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến, nên khả nãng phát triển và mở rộng dịch vụ NHBL còn hạn chế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Giai đoạn 2008 - 2010, hoạt động NHBL tại BIDV Hà Thành đã bước đầu được triển khai đẩy mạnh và đã có được những kết quả nhất định, đưa Chi nhánh trở thành đơn vị tiên phong về dịch vụ bán lẻ của BIDV. Tuy nhiên, định hướng phát triển còn bộc lộ những hạn chế cần tiếp tục nỗ lực khắc phục, hoàn thiện để đưa hoạt động này trở thành hoạt động chủ chốt của Chi nhánh.
Trên cơ sở lý luận chung về dịch vụ NHBL cũng như kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới về lĩnh vực bán lẻ tại chương I, kết hợp với những phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tại BIDV Hà Thành, đây sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng những giải pháp, đề xuất thiết thực nhất cho định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Hà Thành./
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI BIDVCHI NHÁNH HÀ THÀNH CHI NHÁNH HÀ THÀNH
3.1 Hoạt động Ngân hàng bán lẻ và tiềm năng phát triển tại Việt Nam3.1.1 Tiềm năng hoạt động của Ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam 3.1.1 Tiềm năng hoạt động của Ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam
Có thể nói Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển dịch vụ NHBL. Nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua, với tốc độ tăng trưởng 7 - 8%, luôn ở tầm cao của châu Á. Quy mô thị trường tiêu dùng Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn với dân số trên 88 triệu người, cao thứ 13 trên thế giới, trong đó tỉ lệ dân số có độ tuổi dưới 30, những đối tượng khách hàng dễ dàng làm quen với các hình thức thanh toán hiện đại ở mức rất cao, chiếm khoảng 60% dân số. Mặt khác, trình độ dân trí cũng khơng ngừng được cải thiện đáng kể với tỷ lệ dân chúng biết chữ ở mức trên 90%. Việc ứng dụng Internet, điện thoại cố định, điện thoại di động cũng đã tăng trưởng rất nhanh và đạt đến tầm cao của khu vực. Trong khi đó, theo khảo sát của một số tổ chức ngiên cứu, hiện nay quy mô của thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam cịn nhỏ, chỉ có 20% người dân mở tài khoản tại ngân hàng, chắc chắn rằng trong thời gian tới quy mô thị trường NH BL sẽ tiếp tục có tốc độ phát triển rất nhanh. Đồng thời sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô cũng tạo nên tiềm năng lớn cho việc phát triển dịch vụ NHBL tại Việt Nam. Nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng lớn, nhất là ở khu vực thành thị. Ngồi ra, sự phát triển về cơng nghệ, và sự bùng nổ về viễn thông với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp cũng làm cho người dân dễ dàng tiếp cận với các phương tiện hiện đại như Internet, ATM, giúp ngân hàng phát triển các dịch vụ. Mặt khác mật độ phục vụ của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Hiện nay, mật độ sử dụng hệ thống ngân hàng của Việt Nam trung bình chỉ đạt hơn 10%, ở thành thị thì cao hơn. Trong khi đó, mật độ này ở Thái Lan hay Malaysia là 70-80%. Điều này cho thấy cơ hội của thị trường của ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam là rất lớn.
Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do việc áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngồi (theo
cam kết gia nhập WTO trong năm 2011 Việt Nam sẽ phải thực hiện dỡ bỏ hoàn toàn các bảo hộ về tài chính và ngân hàng} nhất là về việc mở chi nhánh và các điểm
giao dịch, việc dỡ bỏ hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng và sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin; các NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về phát triển dịch vụ NHBL.
Nhìn chung, các ngân hàng bắt đầu quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán lẻ như đẩy mạnh hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận như máy giao dịch tự động (ATM), Internet banking, Home banking, PC banking, Mobile banking. Thực tế đó đã đánh dấu bước phát triển mới của thị trường dịch vụ NHBL tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lên đáng kể và chiếm 35-40% tổng vốn huy động. Hình thức huy động ngày càng đa dạng và linh hoạt hơn, lượng kiều hối qua các ngân hàng tăng mạnh. Các NHTM Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, cơng nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần phát triển dịch vụ NHBL, đem lại cho khách hàng ngày càng nhiều tiện ích mới và văn minh trong thanh toán.
Hầu hết các NHTM đã xây dựng phần mềm NHBL dựa trên nền tảng quy trình xử lý nghiệp vụ thiết kế của Mỹ với mục tiêu giải phóng khách hàng nhanh nhất bằng việc phân chia xử lý nghiệp vụ thành hai bộ phận: Bộ phận giao dịch tại quầy và bộ phận hỗ trợ xử lý nghiệp vụ. Hệ thống này đã tạo ra nhiều giao diện rất tiện ích, tài khoản của khách hàng được kết nối trên toàn hệ thống, tạo nền tảng mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt và đưa các sản phẩm dịch vụ NHBL đến tay người tiêu dùng.
Thông tin về hoạt động NHBL của một số NHTM tại Phụ lục 5.
Tóm lại, mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội thời gian tới có nhiều thuận lợi hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng bán lẻ. Thị trường NHBL của Việt Nam được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng, cơ hội cho các ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động NHBL Việt Nam cũng cịn phải đối mặt với khơng ít thách thức khi nền kinh tế trong nước và thế giới chưa thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng, thu nhập đại