- Thu rịng phí hoa hồng bảo hiểm 0.038 0.14 268% 0.2 43%
S Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và marketing NHBL
- Chủ động thực hiện công tác tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm bán lẻ cho các khách hàng tiềm năng, tổ chức các buổi giới thiệu về sản phẩm/gói sản phẩm cho khách hàng là doanh nghiệp/tổ chức..
- Chủ động bố trí cán bộ thực hiện cơng tác giám sát việc triển khai chương trình quảng bá tại các phịng QHKH/PGD đảm bảo chương trình thực hiện theo đúng quy định (tránh trường hợp chương trình đã chấm dứt nhưng tại chi nhánh vẫn thực hiện treo băng rôn, pano quảng cáo...).
- Bộ phận QHKHCN thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường, thơng tin về đối
thủ cạnh tranh tương ứng với từng dịng sản phẩm, đề xuất cá hoạt động tiếp thị phù hợp
nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của BIDV trên địa bàn.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước và các tổ chức liên quan
Để có thể phát triển dịch vụ NHBL rất cần đến các giải pháp điều kiện và hỗ trợ từ các cơ quan quản lý Nhà nước và các Hiệp hội, nhất là đối với Ngân hàng Nhà nước. NHNN cần sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh tốn với cơ chế khuyến khích hơn là ngăn cấm như cho phép thu phí giao dịch tiền mặt cao hơn giao dịch chuyển khoản, hiện đại hóa hệ thống thanh tốn điện tử liên ngân hàng nhằm hình thành hệ thống thanh tốn quốc gia thống nhất và an tồn.
Hiệp hội thẻ cùng với các ngân hàng thành viên cần tăng cường hợp tác đẩy mạnh quá trình kết nối liên thông giữa các tổ chức chuyển mạch thẻ, hướng tới việc thiết lập một mạng lưới ATM và POS cho toàn thị trường, nhằm tiết kiệm nguồn lực cho ngân hàng, tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu chi phí sử dụng dịch vụ NHBL cho khách hàng.
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Một là, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần hồn thiện mơ hình tổ
chức quản lý và kinh doanh ngân hàng bán lẻ, xác lập và hình thành mơ hình tổ chức hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ đồng bộ, thống nhất từ Hội sở chính đến chi nhánh. Bên cạnh đó, BIDV cần phối hợp với các chi nhánh trong việc khảo
sát tổng thể theo khu vực hoặc địa bàn để có thể đưa ra các sản phẩm kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Hai là, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn khá mới đối với nhiều chi
nhánh do đó BIDV cần thường xuyên tổ chức đào tạo cho cán bộ nghiệp vụ tại các chi nhánh về hoạt động ngân hàng bán lẻ. Tổ chức đào tạo cho các cán bộ tham quan học tập tại các mơ hình ngân hàng tiên tiến, hiện đại, nhưng cũng phải có nhiều điểm tương đồng với điều kiện kinh tế nước ta để các chi nhánh có thể có điều kiện học hỏi, đẩy mạnh, nâng cao công tác đào tạo cán bộ nhân viên nhất là đội ngũ làm công tác bán lẻ về kỹ năng tìm kiếm, tiếp thị khách hàng, kỹ năng bán chéo sản phẩm.
Ba là, BIDV cần quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa đến chính sách quảng bá, giới
thiệu hình ảnh của BIDV nói chung, các sản phẩm ngân hàng bán lẻ nói riêng, đặc biệt là các sản phẩm mới.
Bốn là, đối với lĩnh vực tín dụng bán lẻ nói riêng, BIDV cần xem xét, nghiên
cứu ban hành hướng dẫn cụ thể về cho vay bất động sản ngồi mục đích tiêu dùng. Cũng như, mở rộng mục đích vay của các khách hàng cá nhân, ngồi mục đích vay tiêu dùng BIDV có thể hỗ trợ họ trong việc cho vay kinh doanh, ban hành quy trình cho vay hộ kinh doanh nhằm thu hút khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng bạn trong chiến lược phát triển tín dụng bán lẻ, từ đó ban hành quy trình cho vay hộ kinh doanh cá thể.
Vì đặc thù của tín dụng bán lẻ số lượng khoản vay lớn, hiện tại vẫn chỉ theo dõi thủ cơng, kiến nghị có chương trình quản lý, theo dõi cho hoạt động tín dụng bán lẻ để đảm bảo an toàn, hạn chế phát sinh nợ quá hạn.
Nghiên cứu ban hành mã sản phẩm tín dụng qua thẻ tín dụng quốc tế trên BDS, đồng thời có chương trình quản lý theo dõi khách hàng sử dụng thẻ.
Năm là, vì đặc thù những sản phẩm của dịch vụ Ngân hàng bán lẻ là những
sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, vì vậy BIDV cần tích cực đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ công nghệ cho chi nhánh.
Sáu là, BIDV cần thiết lập và phát triển sự liên kết hợp tác giữa các NHTM.
Cạnh tranh giữa các NHTM là sự tất yếu khách quan và cần thiết cho sự phát triển, nhưng cũng bởi cạnh tranh, đồng thời do tính đặc thù về đặc điểm kinh doanh và
sản phẩm của mình mà địi hỏi các NHTM phải có sự liên kết, hợp tác với nhau. Điều đó càng cần thiết hơn đối với việc triển khai và phát triển đa dạng hóa dịch vụ NHBL. Chính do sự liên kết, hợp tác giữa các NHTM sẽ giúp cho BIDV có thể nhanh chóng phát triển cơ cấu và quy mô các dịch vụ NHBL một cách nhanh chóng với chi phí đầu tư thấp nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ việc nghiên cứu phân tích thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Thành và kết hợp với những định hướng phát triển của chi nhánh trong tương lai, chương 3 đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm mục đích tăng cường hiệu quả dịch vụ ngân hàng bán lẻ và giúp cho công tác quản trị điều hành hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của chi nhánh ngày càng được nâng cao.
KẾT LUẬN
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Chi nhánh BIDV Hà Thành đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, liên tục là một trong những chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống nhất là hoạt động NHBL theo đúng định hướng khi thành lập.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã có những đóng góp chủ yếu sau:
Một là, đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động NHBL
và
chất lượng dịch vụ NHBL.
Hai là, đã phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụ bán lẻ tại chi nhánh BIDV
Hà Thành, những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
Ba là, trên cơ sở những lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh NHBL tại
chi nhánh cũng như định hướng hoạt động NHBL trong thời gian tới, luận văn đã đưa
ra các giải pháp chủ yếu cho chi nhánh để nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ; những
kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước, với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhằm hồn thiện mơi trường kinh doanh NHBL.
Để có được Luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sỹ Tạ
Thị Lệ Yên đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ. Đồng thời tôi xin gửi lời
cảm
ơn chân thành tới các thầy cô của Học viện Ngân hàng đã cung cấp kiến thức cho tơi trong suốt thời gian khóa đào tạo. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Chi nhánh BIDV Hà Thành, các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu và tài
liệu cho luận văn.
Tuy nhiên, dù rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, vì
thế tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cơ và những
người quan tâm trong lĩnh vực này để luận văn được hồn chỉnh hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn !