Kinh nghiệm từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ch

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32)

nhánh Hà Tây

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Hà Tây là đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới, đơn vị nhiều năm liền đạt danh hiệu lá cờ đầu khu vực đồng bằng Sông Hồng, đặc biệt năm 1996 đạt danh hiệu đơn vị lá cờ đầu trong toàn hệ thống. Hà Tây là địa bàn có nhiều làng nghề phát triển, sản xuất hàng hóa lớn, có nhiều cơ sở sản xuất hàng hoá tập trung, để đầu tư vốn cho phát triển kinh tế trên địa bàn đạt được hiệu quả cao chi nhánh đã thực hiện các giải pháp sau:

Một là; bám sát các Nghị quyết, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, bám sát mục tiêu, biện pháp phát triển của ngành, từ đó xác định mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ phù hợp với từng giai đoạn.

Hai là; lãnh đạo các chi nhánh phải có sự chỉ đạo tập trung theo các chương trình, mục tiêu đã đề ra. Có những giải pháp thích hợp tạo nguồn lực và động lực cho hoạt động kinh doanh, phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

cán bộ, trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Chăm lo xây dựng đội ngũ nhân lực có đạo đức và kiến thức nghề nghiệp vững vàng. Tăng cường sự lãnh đạo thống nhất giữa cấp uỷ Đảng, chuyên môn và đoàn thể. Phân công công việc phù hợp, gắn trách nhiệm cá nhân với quyền lợi vật chất và tinh thần.

Bốn là; tổ chức tốt khâu tiếp thị và phục vụ khách hàng, đáp ứng được nhiều tiện ích, cung cấp được nhiều dịch vụ phù hợp với nhu cầu cuộc sống mới.

Năm là; nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ và xử lý triệt để các tồn tại sau kiểm tra.

Sáu là; thường xuyên phát động các phong trào thi đua nhằm động viên cán bộ nhân viên, người lao động hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

1.3.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Đồng Nai.

Một là; cần phải xác định đúng phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển của ngân hàng. Ngân hàng cần phải bám sát các Nghị quyết, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và mục tiêu phát triển của ngành để xác định phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển trong mỗi giai đoạn.

Hai là; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bô. Thực hiện nghiêm túc các văn bản qui định và sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phát hiện và xử lý kịp thời các tồn tại sau khi kiểm tra.

Ba là; chú trọng công tác phục vụ khách hàng. Tổ chức tốt khâu tiếp thị và phục vụ khách hàng. Mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh bằng cách củng cố lại và thành lập thêm các phòng giao dịch, đồng thời, đẩy mạnh việc thực hiện mô hình chuyển tải vốn tín dụng cho các hộ nông dân thông qua tổ, nhóm, thông qua các chương trình phối hợp.

Bốn là; tăng cường công tác kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

Phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể, các Hội, các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư,... để hướng dẫn và trợ giúp cho nông dân về mặt kỹ thuật, giám sát việc sử dụng vốn, trợ giúp tìm kiếm thị trường đầu vào, đầu ra.

Năm là; chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu. Tổ chức tốt khâu tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu. Nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng, đáp ứng được nhiều tiện ích, cung cấp được nhiều dịch vụ phù hợp với nhu cầu thực tiễn cuộc sống.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Nghệ An. thôn Nghệ An.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số ngân hàng tỉnh bạn, về đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó có đầu tư cho hộ sản xuất kinh doanh, và xuất phát từ thực tiễn tại chi nhánh trong nhiều năm qua có thể rút ra một số kinh nghiệm nhằm vận dụng để xây dựng các cơ chế, chính sách tín dụng của NHo&PTNT Nghệ An và đối với sự phát triển của hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn như sau:

Một là; chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam, đặc biệt trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao vị thế của Agribank.

Hai là; trên cơ sở tổ chức phân tích tài chính và duyệt đề án kinh doanh đến từng ngân hàng cơ sở để thống nhất mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh, từ đó xây dựng giải pháp phối hợp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả ngay từ đầu năm, kiên quyết trong việc giao chỉ tiêu kế hoạch. Thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường tiền tệ, thị trường lãi suất, để điều hành hoạt động kinh doanh vừa linh hoạt, kịp thời, thận trọng, đảm bảo tính nhất quán, xử lý thông tin nhanh nhạy, tạo khả năng thích ứng trước diễn biến nhiều chiều của nền kinh tế.

Ba là; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt kỷ cương trong chỉ đạo, quản trị, điều hành, tạo sự đồng thuận cao từ tỉnh đến cơ sở.

Bốn là; đổi mới công tác giao khoán, quyết toán khoán đến từng bộ phận và từng người lao động được coi là giải pháp điều hành có hiệu quả kể cả trước mắt và lâu dài.

Năm là; phối kết hợp giữa các phòng chuyên đề trong công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ đem lại hiệu quả cao. Kiên quyết xử lý dứt điểm các sai sót được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, làm tốt công tác cảnh báo rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả.

Sáu là; xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ nănglực trình độ là công việc thường xuyên liên tục, kể cả trước mắt và lâu dài. Chú trọng công tác rèn luyện, nâng cao đạo đức phẩm chất cho cán bộ để mỗi cán bộ là một tuyên truyền viên tiếp thị Marketing, chăm sóc khách hàng, mở rộng các dịch vụ sản phẩm mới.

Bảy là; tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, qua đó nhân rộng điển hình tiên tiến, nhằm động viên khuyến khích toàn thể cán bộ CNV nổ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ được giao, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện mục tiêu chung.

Tám là; thường xuyên tranh thủ được sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, các phương tiện thông tin đại chúng, sự chỉ đạo của Đảng uỷ doanh nghiệp, chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An và NHNo&PTNT Việt Nam, luôn tạo sự đoàn kết nội bộ, sự đồng thuận từ lãnh đạo cho đến nhân viên, tạo thành sức mạnh tổng hợp vượt qua những khó khăn thách thức.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương 1, tác giả đã nghiên cứu cơ sở luận về mở rộng cho vay hộ sản xuất, các phương thức cho vay đối với hộ sản xuất, vai trò hộ sản xuất trong phát triển kinh tế, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Nêu rõ sự cần thiết phải mở rộng cho vay hộ sản xuất cũng như các tiêu chí đánh giá, những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay hộ sản xuất. Tác giả còn nghiên cứu kinh nghiệm trong công tác tín dụng đối với hộ sản xuất của một số ngân hàng bạn và rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An (Agribank Nghệ An) được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988, đến nay Agribank Nghệ An đã trải qua 25 năm đổi mới, xây dựng và phát triển. Ngay từ những ngày đầu, Agribank Nghệ An phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thách thức: Giai đoạn nền kinh tế đất nước bao cấp sang kinh tế thị trường, kinh tế tỉnh nhà đang quá trình chuyển đổi, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, nợ ngân hàng không trả được, phải giải thể hoặc tự tan rã.. .về tổ chức Agribank Nghệ An nhận bàn giao hiện trạng từ Ngân hàng Nhà nước sang, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, trụ sở làm việc chủ yếu là nhà cấp 4 đã xuống cấp, toàn chi nhánh chỉ có 2 máy vi tính và 2 máy in, qui mô kinh doanh nhỏ bé: nguồn vốn 37,8 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động tại địa bàn chỉ 13,3 tỷ đồng, còn lại vốn vay ngân hàng Nhà nước. Dư nợ cho vay 35,8 tỷ đồng. Đội ngũ cán bộ quản lý và tác nghiệp còn nhiều bất cập, thiếu kiến thức kinh doanh theo cơ chế mới. Để phát triển, chi nhánh đã đổi mới toàn diện các mặt hoạt động mà khâu đột phá đầu tiên có ý nghĩa quan trọng là: Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, bố trí lao động hợp lý, đào tạo đội ngũ cán bộ, tích cực mở rộng mạng lưới.Đến nay, Agribank Nghệ An là ngân hàng có hệ thống mạng lưới đứng hàng đầu trên địa bàn với 69 điểm giao dịch gồm: Hội sở tỉnh, 21 chi nhánh huyện, thị xã, thành phố và 47 phòng giao dịch trải rộng khắp địa bàn toàn tỉnh. với đội ngũ cán bộ 968 người được đào tạo cơ bản, trình độ đại học, trên đại học chiếm 79%, trong đó có 19 thạc sỹ (tăng gấp 6,37 lần so với những ngày đầu mới thành lập).

Thực hiện phương châm “đi vay để cho vay” công tác nguồn vốn luôn được chi nhánh xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để khơi tăng nguồn vốn, chi nhánh đã đa dạng các hình thức huy động vốn nên đến cuối năm 2012 nguồn vốn huy động đạt 11.752 tỷ đồng, tăng gấp 883,8 lần so với năm 1988, bình quân hàng năm tăng từ 20-22%. Ve dư nợ đến cuối năm 2012 đạt 8.541 tỷ đồng tăng gấp 237 lần so với năm 1988, bình quân tăng trưởng dư nợ hàng năm từ 22-25%.

Về chỉ tiêu tài chính hàng năm đều tăng trưởng khá, luôn đảm bảo thu nhập cho người lao động theo chế độ qui định.

Song song, với việc đẩy mạnh mở rộng hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, chi nhánh luôn quan tâm, chăm lo làm tốt công tác từ thiện xã hội. Với những thành tích xuất sắc trong nhiều năm qua, chi nhánh đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ trao tặng các danh hiệu cao quý:

- Huân chương lao động hạng Nhì - Huân chương lao động hạng Ba - Bằng khen Thủ Tướng Chính Phủ

- Cờ thi đua xuất sắc của Thủ Tướng Chính Phủ, UBND tỉnh, của ngành ngân hàng các năm.[1]

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An có các chức năng sau:

- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của tổ chức kinh tế và dân cư. - Nhận vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức kinh tế, TCTD, trong và ngoài nước. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế và dân cư thuộc mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ và đời sống.

- Thanh toán chuyển tiền, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác về ngân hàng.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An là một chi nhánh cấp 1 trực thuộc, chịu sự quản lý điều hành của NHNo&PTNT Việt Nam. Với số lượng cán bộ viên chức lao động trong biên chế đến cuối năm 2012 là 968 cán bộ. Mô hình tổ chức gồm 10 phòng ban nghiệp vụ và một Hội sở giao dịch, 21 chi nhánh ngân hàng huyện và 47 phòng giao dịch trực thuộc ngân hàng huyện.

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC

Các chi nhánh loại III trong tỉnh bao gồm: chi nhánh thành phố Vinh, các chi nhánh huyện, thị xã trong tỉnh. Cơ cấu tổ chức của các chi nhánh loại III

ngân hàng huyện trực thuộc Agribank tỉnh Nghệ An gồm: (01 thành phố, 3 thị xã, 17 huyện) 47 phòng giao dịch chịu sự điều hành quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc Ngân hàng huyện (chi nhánh loại III).[1]

Qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua những khó khăn thử thách NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An đã nỗ lực phấn đấu, phát huy sức mạnh tổng hợp, đoàn kết đồng lòng cùng nhau xây dựng Agribank Nghệ An phát triển bền vững. Đồng thời đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, góp phần thiết thực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà. Trong nhiều năm liền luôn đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định, luôn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các cán bộ viên chức lao động.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An

2.1.4.1. Tình hình huy động vốn

Để chủ động trong kinh doanh và có điều kiện mở rộng đầu tư tín dụng phát triển kinh tế, thì giải pháp đầu tiên là tạo vốn: Chi nhánh luôn xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh, quan trọng hàng đầu, đây là vấn đề quyết định đến quá trình kinh doanh. Agribank Nghệ An đã thường xuyên quan tâm đẩy mạnh công tác huy động vốn, đa dạng các hình thức huy động như: tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, phát hành các giấy tờ có giá, tiền gửi tổ chức kinh tế.. .Với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, bên cạnh đó luôn chăm lo công tác thanh toán, đổi mới công nghệ, đổi mới phong cách giao dịch, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng như: gửi rút nhiều nơi, không ngừng gia tăng tiện ích cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng gửi tiền, mở tài khoản thanh toán, giao dịch với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An.

Do vậy, nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An nói riêng và sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nói chung.

Để thấy được kết quả huy động nguồn vốn của NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2012 ta xem số liệu ở bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Nghệ An

1 theo kỳ hạn huy động 4,965 100 5,507 100 6,881 100 8,259 100 11,753 100 a TG KKH 1,038 20.9 896 16.3 1,253 18.2 978 12 1,658 14.1 b TG CKH 3,927 79.1 4,611 83.7 5,628 81.8 7,280 88 10,094 85.9 - TG CKH < 12T_______ 2,974 59.9 3,554 64.5 4,866 70.7 6,917 84 9,736 82.8 - TG CKH từ12-24T 611 12.3 842.8 15.3 732.9 10.7 348 4.2 343 20.7 - TG CKH > 24T_________ 341 6.9 214 3.9 28.7 0.4 15.2 0.2 15.5 0.9

2 Phân loạitheo nguồn vốn_________

4,965 100 5,507 100 6,881 100 8,259 100 11,753 100

a Tiền gửi dân

cư__________ 3,901 78.6 4,588 83.3 5,590 81.2 7,025 85 10,062 607

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w