Tiếp tục đào tạo nâng cao và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111 - 113)

Nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự sống còn của một ngân hàng. Do vậy, ngay từ khâu tuyển dụng ban đầu cần phải chú trọng và nâng cao chất lượng đầu vào. Bên cạnh đó phải luôn chăm lo công tác đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ, trang bị kiến thức tổng hợp cho cán bộ nói chung và đội ngũ cán tín dụng nói riêng. Bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng, tăng cường lực lượng lao động cho hoạt động tín dụng: Căn cứ vào năng lực, sở trường, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng để sắp xếp vào các địa bàn thích hợp nhằm phát huy hết năng lực, thế mạnh, sở trường của từng cán bộ, trên cơ sở đó nâng cao năng suất lao động, mở rộng tín dụng. Những địa bàn có doanh số hoạt động lớn cần tăng cường thêm cán bộ tín dụng để giảm bớt sự quá tải, mở rộng cho vay, nâng cao chất lượng quản lý dư nợ.

Kiện toàn đội ngũ cán bộ hiện có, tăng cường giáo dục phẩm chất cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho cán bộ tín dụng: Trong mọi lĩnh vực, yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định. Đối với chất lượng tín dụng thì trước hết do chính cán bộ trực tiếp làm nghiệp vụ tín dụng quyết định.

Cán bộ tín dụng hàng ngày phải xử lý nghiệp vụ có tính tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, gặp gỡ trực tiếp với nhiều đối tượng khách hàng, đối mặt với nhiều loại cám dỗ, có nhiều cơ hội để có thể thực hiện những hành vi vụ lợi...vì vậy người cán bộ tín dụng cần phải được tuyển chọn cẩn trọng, được bố trí hợp lý, được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, được giáo dục rèn luyện và phải đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:

+ Phải có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cao: Người cán bộ tín dụng hơn ai hết phải có phẩm chất đạo đức tốt, không để bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, phải biết coi sự nghiệp, danh dự bản thân và lợi ích của ngân hàng là trên hết. Đồng thời phải có trách nhiệm nghề nghiệp cao để không quản ngại khó khăn, thực hiện có chất lượng công việc được giao.

+ Phải có kiến thức, trình độ nghiệp vụ tinh thông: Đội ngũ cán bộ tín dụng hiện nay của NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An, về mặt trình độ nghiệp vụ không đồng đều; ở một số huyện miền núi trình độ còn bất cập, một số cán bộ lớn tuổi do ảnh hưởng cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, khi chuyển sang cơ chế thị trường vẫn không thích ứng được. Nhiều cán bộ tín dụng yếu cả về nghiệp vụ chuyên môn, cả về kiến thức xã hội, pháp luật, kỹ năng đàm phán, nên xử lý công việc lúng túng, đại khái, thậm chí có trường hợp không hiểu được đúng các văn bản, chế độ, nên đã tạo ra các khoản tín dụng có chất lượng kém.

+ Phải có bản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp.

+ Có sự tín nhiệm của khách: Điều này thể hiện phẩm chất đạo đức và khả năng giao tiếp với khách hàng.

+ Có khả năng dự báo các vấn đề kinh tế, sự phát triển cũng như triển vọng của nó. Đây chính là tầm nhìn của mỗi cá nhân nhưng nó lại ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của ngân hàng. Từ kinh nghiệm, có năng lực mà họ có được các dự đoán chính xác thì đó chính là sự sáng tạo của cán bộ tín dụng.

+ Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và có chính kiến. Điều này thể hiện ý chí vươn lên để khẳng định khả năng bản thân. Đồng thời với việc kiện toàn đội ngũ

cán bộ tín dụng, phải tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm cho cán bộ tín dụng.

+ Cần mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng cho vay kinh tế hộ cho đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng.

+ Hàng năm, hoặc định kỳ nên mở các cuộc hội thảo có mời thêm chuyên gia của các ngành kinh tế liên quan như Nông - Lâm nghiệp, cán bộ quản lý của ngân hàng cấp trên, tổ chức hội thảo về kiến thức, kinh nghiệm nghiệp vụ nội và ngoại ngành để đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, tìm ra những giải pháp nghiệp vụ có hiệu quả, thích hợp cho từng loại hình khách hàng, từng ngành sản xuất. Đặc biệt chú ý đến các hình thức, phương thức tín dụng mới, các đối tượng vay mới.

+ Định kỳ cần tổ chức phong trào viết về các sáng kiến, kinh nghiệm, qua thực tế, nhằm nắm bắt được thực lực nhận thức của mỗi cán bộ ngân hàng trong nghiệp vụ được giao, từ đó, có thể phổ biến rộng rãi kinh nghiệm hay để áp dụng trong đơn vị hoặc toàn ngành.

Mặt khác thường xuyên có sự đánh giá, phân loại chất lượng cán bộ từ cán bộ quản lý điều hành (trưởng, phó phòng) đến cán bộ tín dụng, qua đó chăm lo giáo dục cán bộ về đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của từng người và từng công việc được giao, coi trọng hiệu quả vốn đầu tư và xem chất lượng tín dụng là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá cán bộ. Bên cạnh đó, cần có chính sách đãi ngộ, để khuyến khích cán bộ trẻ yên tâm công tác tại những huyện miền núi cao.

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w