Nguyên nhân của tồn tại

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79 - 84)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Một là; cơ sở vật chất ở một số ngân hàng huyện và phòng giao dịch còn thiếu thốn, trụ sở làm việc chưa khang trang gây khó khăn trong việc giao dịch và tiếp xúc với khách hàng.

Hai là; công tác thẩm định dự án, nắm bắt thông tin, xác định khả năng tài chính của hộ chưa hiệu quả.

dịch vụ của ngân hàng, quảng bá thương hiệu AGRIBANK còn hạn chế.

Bốn là; bên cạnh số đông cán bộ tín dụng có năng lực trình độ, năng độnglinh hoạt, nhiệt tình, thì vẫn còn một số ít cán bộ tín dụng khác lại quá thận trọng và máy móc, không linh hoạt, thậm chí còn gây khó khăn, sách nhiễu với khách hàng trong việc vay vốn, làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh có lợi cho ngân hàng. Trình độ một số cán cán bộ tín dụng còn bất cập: thiếu và yếu những kiến thức về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, không am hiểu đầy đủ các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp do đó hoạt động tín dụng chưa có sự phối kết hợp, gắn kết chặt chẽ, hiệu quả với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Việc thông tin, phổ cập những vấn đề có liên quan đến cơ chế, chính sách, hồ sơ thủ tục, tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả còn hạn chế. còn lúng túng trong việc lập dự án kinh doanh, thiếu kiến thức tư vấn cho hộ sản xuất, trong khi nhu cầu tư vấn từ phía khách hàng là rất lớn do trình độ nhiều khách hàng thấp, thiếu kinh nghiệm sản xuất và quản lý kinh tế.

Năm là; thủ tục vay chưa thực sự thông thoáng, qui trình giao dịch chưa khoa học: Tuy đã được ngân hàng từng bước cải tiến nhưng nhìn chung vẫn còn phức tạp, rườm rà, giấy tờ còn nhiều loại luân chuyển qua nhiều bộ phận. Thời gian xét duyệt món vay dài, cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng nên hạn chế mở rộng tín dụng. Về qui định thời gian 18 tháng đổi vùng, đổi địa bàn phụ trách của cán bộ tín dụng và Giám đốc phòng giao dịch là quá ngắn, cán bộ chưa kịp làm quen địa bàn, chưa tiếp cận được nhiều khách hàng thì đã phải bàn giao địa bàn cho người khác, nên ảnh hưởng đến việc tăng trưởng tín dụng.

Sáu là; chưa có cơ chế lãi suất ưu đãi đối với hộ sản xuất, vẫn đang áp dụng theo qui định chung đối với các đối tượng nông nghiệp, nông thôn và các chi nhánh ngân hàng huyện thường áp dụng lãi suất theo mức tối đa theo khung lãi suất qui định, dẫn đến chi phí về vốn cao, không khuyến khích hộ sản xuất vay vốn ngân hàng.

Bảy là; cơ chế đảm bảo tiền vay còn nhiều vướng mắc, khó thực hiện: Phần lớn các tài sản thuộc danh mục thế chấp, cầm cố theo qui định phải đăng ký giao dịch đảm

bảo. Trong khi đó việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra rất chậm và còn nhiều nhiêu khê, nên việc dùng tài sản thế chấp vay vốn gặp nhiều trở ngại.

Tám là; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đã được quan tâm và tổ chức thường xuyên.Tuy nhiên, việc chậm hoặc không phát hiện được những sai phạm, những vụ việc tiêu cực còn xảy ra ở một số chi nhánh. Việc đánh giá, xếp hạng khách hàng, phân loại nợ và đánh giá chất lượng khách hàng chưa cao, nên tiềm ẩn những rủi ro, nợ xấu ở một số chi nhánh còn cao.

Để khắc phục được tồn tại và nguyên nhân nêu trên, đòi hỏi NHNo&PTNT Nghệ An phải tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục, để hoàn thiện trong công tác cho vay đối với hộ sản xuất, đẩy mạnh mở rộng tín dụng hộ sản xuất, trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Một là; chưa có chính sách cụ thể để thu hút đầu tư hoặc bao tiêu sản phẩm cho hộ dân, thiếu sự gắn kết giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao.

Hai là; các dịch vụ thú y, kỹ thuật, bảo hiểm.trong sản xuất nông nghiệp chưa được quan tâm.

Ba là; còn thiếu các mô hình mẫu, mô hình cần nhân rộng trong sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt là các mô hình mà nông dân vừa tham gia sản xuất, vừa góp vốn và làm chủ (tổ liên kết sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp cổ phần...).

Bốn là; nhiều hộ thiếu năng lực sản xuất, chưa biết hạch toán kinh doanh và tìm hiểu thị trường, vì vậy kết quả sản xuất kinh doanh còn thấp, chưa thúc đẩy việc vay vốn ngân hàng, một số hộ thiếu tư cách và điều kiện vay vốn.

Năm là; Trình độ dân trí thấp, thiếu khả năng độc lập, mặc dù cán bộ tín dụng đã hướng dẫn cụ thể, nhưng mất rất nhiều thời gian cho việc hoàn thiện hồ sơ thủ tục vay vốn.

Sáu là; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa thực hiện kịp thời,

gây khó khăn cho các hộ sản xuất để hoàn thiện thủ tục giấy tờ trong vay thế chấp tài sản, ngân hàng cũng không thể mở rộng cho vay.

Bảy là; Do địa bàn hoạt động rộng, phức tạp, số lượng món vay nhiều, nhỏ lẻ,

khối lượng công việc của cán bộ tín dụng có lúc quá nhiều gây nên sự quá tải làm tăng chi phí quản lý, giám sát vốn vay đồng thời làm giảm khả năng mở rộng tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng.

Tám là; do tâm lý khách hàng còn nhiều lo ngại nguy cơ lạm phát, sự bất ổn của nền kinh tế nên không gửi kỳ hạn dài, ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trung, dài hạn.

Chín là; việc đầu tư cho nông nghiệp nông dân, nông thôn thường xuyên gặp những rủi ro bất khả kháng, mức trích lập dự phòng rủi ro đối với những khoản vay không có tài sản thế chấp cao, trong khi khả năng xử lý, thu hồi nợ thường khó khăn, chi phí cao. Cho vay kinh tế hộ, đòi hỏi một cán bộ tín dụng phải quản lý, theo dõi một số lượng khách hàng khá lớn, quá tải, nhiều khi vượt quá khả năng, năng lực, do đó có lúc, có nơi xuất hiện tư tưởng cầm chừng ngại mở rộng khối lượng tín dụng: thiếu năng động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của cán bộ lãnh đạo hoặc thực thi của đội ngũ cán bộ tín dụng.

Mười là; với việc thành lập thêm nhiều ngân hàng cổ phần trong những năm gần đây và sự cạnh tranh quyết liệt về thị phần, thị trường thông qua cơ chế lãi suất, cơ chế bảo đảm tiền vay của các ngân hàng Cổ phần, Quỹ Tín dụng nhân dân... cũng là một trong các nguyên nhân làm cho thị phần và kết quả đầu tư vốn NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Nghê An ảnh hưởng.

Mười một là; vốn tự có của khách hàng thấp: Theo qui định các món vay giải ngân được thì vốn tự có của khách hàng tham gia từ 15% - 20%, thực trạng và khả năng vốn tự có của khách hàng là rất thấp, theo qui định đó nhiều phương án sản xuất không thực hiện được, nhiều khách hàng đã dùng nguồn vốn khác thay thế cho nguồn vốn chủ sở hữu của mình, vì vậy sau khi giải ngân xong sử dụng vốn không

đúng mục đích, do đó xẩy ra tình trạng trả nợ không đúng hạn dẫn đến ngân hàng thắt chặt tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trọng tâm chương 2, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được trong đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất, đồng thời chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong công tác cho vay nói chung và cho vay hộ sản xuất nói riêng. Đây cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An hiệu quả hơn, sẽ được tác giả đề cập trong chương 3 sau đây.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w