Giải pháp tăng trưởng nguồn vốn

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 117)

Muốn mở rộng tín dụng nói chung và cho vay hộ sản xuất nói riêng, thì vấn đề quan trọng đầu tiên là phải có đủ nguồn vốn. Vấn đề đặt ra cho ngân hàng là làm thế nào để có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nông dân, đây là một vấn đề rất bức xúc. Từ thực tiễn nước ta và kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, ngân

hàng phải tập trung mọi nguồn vốn đầu tư mới giải quyết được vấn đề vốn cho hộ sản xuất và cá nhân. Trong đó, kể cả nguồn vốn ngân hàng thương mại tự huy động mọi hình thức, sự tài trợ của Chính phủ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và tài trợ khác trong và ngoài nước.

3.2.11.1. Nguồn vốn tài trợ từ ngân sách Nhà nước

Các quốc gia khác nhau đều giành nguồn tài trợ để đầu tư sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy phương pháp khác nhau, song nhìn chung, họ đều uỷ thác cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện giải ngân. Việc cấp phát vốn ngân sách để hỗ trợ cho nông dân sản xuất, ở nhiều nước đã đoạn tuyệt, Chính phủ chỉ trích một phần ngân sách nhất định, có giới hạn để cấp phát từ thiện với các chương trình giải quyết vấn đề xã hội bức xúc ở nông thôn. Ngay cả nguồn vốn mà Chính phủ dành cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo cũng được thương mại hoá bởi tác động của kênh tín dụng.

Cho đến nay, Nghệ An vẫn còn trên 15% hộ nông dân nghèo đói. Thực tế, để hỗ trợ vốn cho nông dân làm ăn, từng bước vượt khỏi ngưỡng nghèo đói và vươn lên làm giàu là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp. Mặc dù Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An có vị thế chủ yếu đáp ứng nguồn vốn cho hộ sản xuất, song cũng không quên rằng, chức năng chủ yếu của ngân hàng là “đi vay để cho vay”. Điều đó tuyệt nhiên không cho phép ngân hàng huy động vốn với lãi suất thị trường để cho hộ sản xuất vay với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng chỉ phấn đấu giảm được một phần lãi suất cho vay đối với hộ sản xuất trên cơ sở được tiếp ứng một số nguồn tài trợ có lãi suất ưu đãi, mà trước hết là tài trợ của ngân sách Nhà nước.

3.2.11.2. Nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước thông qua các dự án đầu tư

Ngoài các nguồn tài trợ của ngân sách, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, tài chính tín dụng, các cá nhân trong nước và nước ngoài theo các chương trình dự án tài trợ cho Nông nghiệp, nông thôn hoặc các xí nghiệp sản xuất chế biến, ứng trước chi phí sản xuất,

hình thành các vành đai nguyên liệu... như các dự án tài chính nông thôn, Tín dụng tiết kiệm, Ngân hàng Phát triển châu á (ADB).. .Đây là nguồn vốn để đầu tư trung và dài hạn với lãi suất thấp, sẽ giúp cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mở rộng tín dụng, đổi mới cơ cấu đầu tư. Tuy nhiên, việc xây dựng dự án thu hút tài trợ là vấn đề khó đối với các địa phương tỉnh lẻ như Nghệ An. Do vậy, không thể không xác định rằng, Nghệ An cần sự trợ giúp, tư vấn của Trung ương, đặc biệt vai trò tư vấn của các tổ chức tài chính và tổ chức phi Chính phủ trong nước để xây dựng thành công các dự án thu hút tài trợ. về vấn đề này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An với tư cách đại diện chủ nhà mời gọi tài trợ phải có một chiến lược và kế hoạch mạnh mẽ.

3.2.11.3. Nguồn vốn huy động từ dân cư

Trong những năm qua, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn Nghệ An, (chiếm từ 85% - 90% nguồn vốn quả lý). Với phương châm “đi vay để cho vay” đã được khẳng định, phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục đổi mới bằng các biện pháp sáng tạo, hình thức hợp lý, lãi suất phù hợp với cơ chế thị trường để đẩy mạnh công tác huy động vốn. Khai thác mọi tiềm năng vốn trong các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế, từng bước đổi mới cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn.

Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An đã đa dạng hoá các hình thức huy động với lãi suất linh hoạt, mềm dẻo như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi.. .Nhưng nhìn chung, nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho vay trung, dài hạn. Vì vậy, cần phải có cơ chế huy động vốn trung, dài hạn bằng các hình thức tiết kiệm dài hạn, trái phiếu, với lãi suất hấp dẫn. Với cơ chế lãi suất hợp lý là một cơ hội để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, trong nền kinh tế. Do đó, lãi suất nên qui định theo hướng bao gồm 2 phần: lãi suất cơ bản và lãi suất trượt giá hoặc qui định lãi suất thả nổi điều chỉnh theo thực tế, thanh toán theo kỳ hạn 6 tháng, 1 năm, để tránh thiệt hại cho người gửi tiền khi có lạm phát cao, tạo

niềm tin cho khách hàng yên tâm gửi tiền vào ngân hàng, không sợ đồng tiền mất giá do gửi kỳ hạn dài. Từ đó sẽ tăng nguồn vốn trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay trung, dài hạn nhiều hơn.

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w