Các hình thức, phương thức cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 59)

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, vị trí vai trò của nông nghiệp nói riêng và kinh tế nông thôn nói chung đã từng bước được khẳng định.Việc xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều năm qua và những năm tiếp theo: Nhà nước tập trung sức hỗ trợ nông thôn mới. các chính sách tài chính, tín dụng, giá cả, đầu tư, cung ứng vật tư, khuyến khích sản xuất tăng thu nhập và sức mua của dân cư nông thôn.

Vì vậy, quá trình chuyển hướng đầu tư về nông thôn và cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT Nghệ An là đúng hướng và thiết thực.

nông nghiệp, nông thôn mà chủ yếu là hộ sản xuất, với đối tượng ngày càng đa dạng

và phong phú. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD, ngày 31 tháng 3 năm 2002 về cho vay đối với khách

hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam và đến ngày 15 tháng 6 năm 2010 đã có Quyết định 666/QĐ-HĐQT- TDHo thay thế. NHNo&PTNT Nghệ An đã vận dụng nhiều hình thức chuyển tải vốn đến hộ sản xuất. Các hình thức chủ yếu NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An hiện đang áp dụng cho vay hộ sản xuất là: Cho vay có thế chấp bằng tài sản và cho vay không có thế chấp bằng tài sản.

Theo loại hình cho vay thứ nhất là hình thức cho vay có thế chấp bằng tài sản, ngân hàng sẽ làm thủ tục về tài sản thế chấp để cho vay theo luật định. Khi hoàn thiện giấy tờ về tài sản đảm bảo, chi nhanh đã gặp một số khó khăn vì một số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này đã gây nên sự e ngại cho ngân hàng khi cấp tín dụng cho hộ sản xuất, vì khi khách hàng không trả được nợ vay ngân hàng thì không có tài sản xử lý để thu hồi nợ, khả năng xảy ra rủi ro cao.

Trong trường hợp cho vay không có thế chấp, thì ngân hàng sẽ phải tiến hành tạo mối quan hệ với chính quyền địa phương để xác nhận về hộ vay vốn. Từ khi chưa có Nghị định 41/NĐ-CP của Chính phủ ra đời, NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An vẫn thực hiện theo quyết định 67/1999/QĐ-TTg về trường hợp cho vay không có đảm bảo đối với hộ nông dân là không quá 10 triệu đồng. Nhiều trường hợp hộ có phương án, dự án sản xuất kinh doanh lớn và hiệu quả, nhưng không có tài sản đảm bảo vẫn không thể vay theo hình thức này. Cho đến ngày 12 tháng 4 năm 2010 có Nghị định 41/NĐ-CP của Chính phủ ra đời, đã nâng mức cho vay đối với hộ nông dân không phải bảo đảm bằng tài sản đến 50 triệu đồng, đã tháo gỡ, khắc phục được những hạn chế của Quyết định 67/1999/QĐ-TTg, nên đã tạo điều kiện cho hộ dân tiếp cận được vốn ngân hàng dễ dàng hơn, có điều kiện mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh.

Về quy trình, thủ tục cho vay tương đối chặt chẽ, ngân hàng đã thực hiện đúng quy trình cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam. Với đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có kinh nghiệm đã hướng dẫn hộ sản xuất đến vay vốn nhanh chóng hoàn thành hồ sơ, tạo điều kiện cho hộ được vay vốn một cách thuận tiện và nhanh chóng.

Trong cho vay hộ sản xuất, chi nhánh thường áp dụng 3 hình thức chủ yếu sau:

+ Hình thức cho vay trực tiếp tại Hội sở các ngân hàng

Khách hàng chủ động trực tiếp đến ngân hàng vay vốn, trả nợ, trả lãi, sự chuyển tải này đã có tác dụng, giảm bớt các tầng nấc trung gian, đưa vốn tới người sản xuất nhanh hơn, giảm phiền hà tạo thế chủ động cho người sản xuất, sử dụng vốn hiệu quả hơn. Đồng thời ngân hàng cũng mở rộng tín dụng có hiệu quả hơn, nâng cao uy tín của ngân hàng.

Để áp dụng hình thức này, đảm bảo thuận lợi cho khách hàng, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An tích cực mở rộng mạng lưới đến nay ngoài 21 chi nhánh huyện, thị xã còn có 47 phòng giao dịch liên xã, ngân hàng lưu động nông thôn, được thành lập ở các cụm dân cư và thị tứ, thị xã, mạng lưới này đã và đang phát huy hiệu quả tốt.

Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, nhu cầu vay vốn của từng hộ nhỏ, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn rộng, phải quản lý một lượng khách hàng lớn, công tác thẩm định mất nhiều thời gian, nên nhiều lúc thiếu kịp thời. Nếu qui mô tín dụng ngày càng tăng thì sẽ gây quá tải về khách hàng.

+ Hình thức cho vay tổ lưu động, ngân hàng lưu động nông thôn

Do ngân hàng tổ chức một nhóm 3-5 người gồm (Tín dụng, Kế toán và thủ quỹ) về tận xã thực hiện giải ngân, thu nợ, lãi theo lịch báo trước hoặc nhóm cho vay tay ba phối hợp với các công ty cung ứng vật tư, thu mua lương thực nông sản. Hình thức này được áp dụng chủ yếu ở các huyện miền núi địa bàn hoạt động rộng, dân cư thưa thớt, kinh tế hàng hoá chưa phát triển, chưa đủ điều kiện để thành lập phòng giao dịch. Hình thức này rất thuận lợi cho khách hàng, giảm bớt được chi phí phải đi lại xa đến ngân hàng huyện để giao dịch.

Hình thức này, phải bố trí nhiều lao động làm kế toán và quỹ, hoạt động theo lịch, nên việc kiểm tra đôn đốc đến từng hộ vay vốn hạn chế.

+ Cho vay trực tiếp thông qua tổ nhóm (tổ tín chấp)

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng doanh số cho vay 4,599 100 6,487 100 6,972 0 10 8,392 0 10 10,836 100 DN NN 46 1 34 0.5 7 0.1 29 0.34 46 0.4 Cty CP 255 5.6 410 6,3 527 7.5 758 9 901 8.3

dụng và tổ tự nguyện thực hiện 8 khâu, phân chia trách nhiệm:

Tổ tín chấp thực hiện các khâu: Nhận đơn, thẩm định, hướng dẫn thủ tục, uỷ thác giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn.

Cán bộ tín dụng: Ra quyết định, thẩm định lại (nếu cần thiết) phối hợp kiểm tra, tổ chức thu nợ, xử lý kỷ luật tín dụng (nếu có).

Khắc phục được tình trạng quá tải khách hàng của ngân hàng, những hộ vay vốn không đủ tài sản thế chấp, được tổ tín chấp vay vốn giảm bớt được thủ tục giấy tờ chi phí đi lại của hộ sản xuất, chỉ tổ trưởng trực tiếp giao dịch với ngân hàng.

Tăng thêm tình cảm, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các hội viên trong sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và trả nợ ngân hàng, góp phần củng cố hoạt động của các đoàn thể và quan hệ sản xuất nông thôn.

Trình độ của tổ về quản lý kinh tế tài chính, hiểu biết về ngân hàng còn hạn chế nên giải ngân chưa kịp thời, thu nợ, thu lãi không nộp ngân hàng đúng qui định, dẫn đến dễ tham ô lợi dụng tiền vay.

Mỗi hình thức, mỗi loại có những ưu, nhược điểm khác nhau vì vậy chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện, cải tiến các thủ tục, đơn giản thuận tiện. Đồng thời phải vận dụng đa dạng các hình thức chuyển tải vốn, để bổ trợ cho nhau, khắc phục những nhược điểm, để công tác cho vay hộ sản xuất được mở rộng và đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w