Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 120 - 124)

- Về thời gian đổi vùng của cán bộ tín dụng chuyên quản trong lĩnh vực tín dụng hộ sản xuất và cá nhân, Giám đốc phòng giao dịch. Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam thay đổi thời gian đổi vùng là 36 tháng để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Tín dụng trong công tác cho vay cũng như thu hồi nợ vay.

- Có cơ chế phân phối thu nhập về tiền lương, tiền thưởng, chế độ công tác phí, phụ cấp khuyến khích cho cán bộ công tác lâu dài ở vùng miền núi và làm công tác tín dụng.

- Về mạng lưới: Đề nghị cho thành lập thêm 02 phòng giao dịch.

- Về biên chế: Do đối tượng khách hàng là Nông dân là chính, món cho vay nhỏ, chi phí cao, huy động vốn tiền gửi từ dân cư là chủ yếu, món huy động nhiều,

phục vụ thu thuế, thu phạt hành chính lượng khách hàng lớn, công việc quá tải, nên đề nghị cho tăng thêm biên chế.

- Về cơ sở vật chất: Sớm ban hành mô hình trụ sở làm việc để tổ chức thực hiện, cho xây dựng mới trụ sở là việc ngân hàng tỉnh để tương xứng với vị thế và qui mô của Agribank, cấp vốn xây dựng nâng cấp một số phòng giao dịch đã hư hỏng, xuống cấp.

- Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam đang thực hiện quản lý vốn phân tán, điều hòa vốn giữa chi nhánh thừa vốn và chi nhánh thiếu vốn không kịp thời, gây lãng phí vốn. Đề nghị sớm nghiên cứu thực hiện quản lý vốn tập trung tại trụ sở chính để sử dụng vốn hiệu quả hơn.

3.3.4. Kiến nghị với chính quyền địa phương

- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác nhận các giấy tờ, hồ sơ vay vốn cho hộ dân.

- Phối hợp tốt với ngân hàng trong việc xử lý nợ quá hạn, xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận của chương 1, qua phân tích thực trạng, nguyên nhân tồn tại trong công tác cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An được trình bày ở chương 2. Ở chương 3 tác giả đã đưa một số giải pháp và các kiến nghị về chính sách để thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhằm khắc phục những tồn tại, giúp chi nhánh mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất hiệu quả.

KẾT LUẬN•

Những năm qua kinh tế tỉnh Nghệ An đã có những bước phát triển mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, nhiều năng lực sản xuất mới được tăng lên, sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp phát triển ổn định và đã bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá. Góp phần lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh.

Cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất là tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, tạo điều kiện mở rộng thị trường hàng hoá góp phần làm chuyển đổi nền sản xuất nông nghiệp từ tự túc, tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việc mở rộng tín dụng nói chung và việc mở rộng cho vay hộ sản xuất nói riêng, là nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, trong quá trình hoạt động kinh doanh, phù hợp với quy luật vận động và phát triển kinh tế của Đất nước, phù hợp với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn (là thị trường đầu tư chủ yếu của NHNo&PTNT Việt Nam). Nó đòi hỏi phải có sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành với NHNo&PTNT, các cấp trong quá trình thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước. Có như vậy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Qua quá trình nghiên cứu, bằng phương pháp khoa học, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Phân tích sự cần thiết và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, nêu bật những kết quả đã đạt được, chỉ rõ những nguyên nhân, tồn tại, yếu kém cần phải khắc phục trong thời gian tới.

- Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, luận văn đã đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng cho vay hộ sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị về chính sách và điều kiện để thực hiện các giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh Nghệ An.

Thực hiện đường lối phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, tín dụng tài trợ cho nông nghiệp và nông thôn là một lĩnh vực rộng lớn ngày càng đa dạng và phong phú. Trong khuôn khổ của luận văn chỉ nghiên cứu việc mở rộng tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và đối với hộ sản xuất và cá nhân nói riêng, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn Nghệ An, sớm đưa Nghệ An thoát khỏi tỉnh nghèo trở thành trung tâm kinh tế khu vực Bắc trung bộ, hoà nhập với xu thế phát triển chung của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] . Agribank Nghệ An 25 năm xây dựng và phát triển.

[2] .Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ 17.

[3] .Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước Nghệ An các năm (2010-2012). [4] .Các văn bản qui định, qui trình cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và phát

triển Nông thôn Việt Nam (Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD, Quyết định 881/QĐ-HĐQT-TD, Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo ).

[5] .Các quyết định của Chính phủ, về chính sách tín dụng phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, (Quyết định 67/1999-QĐ-TTg, Nghị định 41/2010-NĐ- CP).

[6] . Tiến sĩ. Hồ Diệu, Tiến sĩ. Lê Thẩm Dương(2001), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng-Học viện Ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[7] .Tiến sĩ. Hồ Diệu,(2000) Tín dụng Ngân hàng - Học viện ngân hàng, nhà xuất bản thống kê.

[8] .Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2004), Quản trị kinh doanh, nhà xuất bản Lao động xã hội.

[9] .Nguyễn Đăng Đờn (2003), Tín dụng - Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. [10] .Nguyễn Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê. [11] .Tiến sĩ. Tô Ngọc Hưng (2009) Giáo trình Ngân hàng Thương mại - Học viện

Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê

[12].Tiến sĩ.Tô Ngọc Hưng (2001), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng - Học viện Ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê.

[13].Học viện Ngân Hàng (2002), Cẩm nang quản lý tín dụng Ngân Hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[14] .Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

[15] .Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.

[16] . Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An, Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh 2008 - 2012.

[17] . Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An, Báo cáo tổng kết chuyên đề Tín dụng hộ sản xuất và cá nhân năm 2012.

[18] . Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho Nông nghiệp, nông dân, nông thôn năm 2010 và đến năm 2020.

[19] . Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

[20] .Thông tin nội bộ của Đảng bộ tỉnh Nghệ An.

[21] .Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010-2020 tỉnh Nghệ An.

[22] .Chu văn Vũ, Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w