Hiện nay NHNo&PTNT Nghệ An chủ yếu cho vay theo hai phương thức: cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng:
- Cho vay từng lần áp dụng đối với hộ sản xuất, những khách hàng vay vốn không thường xuyên và thường là những món nhỏ.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn lưu động, vay vốn ngắn hạn, có nhu cầu vốn thường xuyên, ổn định, được xếp loại khách hàng có tín nhiệm. Phương thức này cho phép khách hàng có thể duy trì hạn mức tín dụng trong thời hạn nhất định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong phạm vi hạn mức tín dụng và thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, mỗi lần vay vốn khách hàng chỉ phải lập giấy nhận nợ tiền vay kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng trong hợp đồng tín dụng. Phương thức này giúp họ chủ động về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.
Cho đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn chưa triển khai phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ sản xuất. Song do, nhu cầu đầu tư ngày càng tăng lên nên ngân hàng phải đa dạng hóa phương thức cho vay để vươn tới chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, đối với những hộ có qui mô sản xuất lớn, trang trại, ngân hàng nên áp dụng cho vay theo hạn mức tín dụng, đồng thời nên qui định hạn mức tín dụng từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng, để giảm bớt thủ tục hồ sơ cho hộ khi vay vốn ngân hàng. Đây là một trong những giải pháp để mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất, để đẩy mạnh cho vay theo hạn mức tín dụng ngân hàng cần bám sát các chương trình dự án phát triển kinh tế của tỉnh, tích cực thu hút các đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, tạo ra mối quan hệ tin cậy giữa ngân hàng và khách hàng.
3.2.2.1. Mở rộng cho vay thông qua tổ vay vốn
Đa số món vay của hộ sản xuất hiện nay có số tiền nhỏ và trải khắp trên địa bàn rộng, dẫn đến chi phí quản lý món vay tăng cao, gây bất lợi cho cả hai phía. Vì vậy, mỗi một cán bộ tín dụng phải phụ trách nhiều món vay, dẫn đến tình trạng quản lý các khoản vay không được sát sao, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nợ quá hạn của hộ sản xuất. Để khắc phục tình trạng trên ngân hàng nên tìm một hình thức tín dụng hiệu quả mà ít tốn kém hơn.
Thứ nhất; cho vay thông qua tổ nhóm hợp tác
Cho vay thông qua tổ nhóm là một hình thức cho vay gián tiếp, song nó đã tỏ rõ ưu thế đặc biệt khi cho vay các hộ sản xuất. Tổ nhóm tín dụng hợp tác là một tổ chức bao gồm các thành viên cùng sinh sống trong một thôn, xóm, làng, xã... tự nguyện tập hợp với nhau thành một tổ, có tổ trưởng, tổ phó và kế toán (hoặc thư kí) được các thành viên trong tổ tự bầu, hoạt động theo qui chế nội bộ, được các tổ chức đoàn thể, hội cấp trên quản lý trực tiếp hoặc được UBND xã, phường thừa nhận và liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn ngân hàng.
Các hộ này cùng kí chung một hợp đồng tín dụng đối với ngân hàng, khi vay vốn nếu một hộ thành viên nào đó không đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng thì tổ nhóm sẽ đứng ra bảo lãnh tín chấp cho thành viên đó và tổ nhóm có trách nhiệm cùng với ngân hàng quản lý khoản vay đó. Trước khi nộp hồ sơ vay vốn, tổ nhóm hợp tác cần cùng nhau xem xét xin vay bao nhiêu là phù hợp với nhu cầu khả năng của từng hộ và của cả tổ. Khi nhận tiền vay mỗi hộ có thể để lại một số vốn để gửi vào tài khoản ở ngân hàng để dự phòng trong trường hợp có hộ không trả được nợ thì sẽ trích số tiền đó để trả nợ thay. Như vậy mô hình cho vay thông qua tổ nhóm đã san sẻ một phần khâu giám sát khoản vốn vay của ngân hàng tới các thành viên trong tổ, đồng thời các thành viên trong tổ còn phải giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sử dụng tiền vay để mở rộng sản xuất phát triển kinh tế, hạn chế rủi ro.
Ngoài ra các thành viên trong các tổ nhóm là các thành viên ưu tú và có uy tín đối với xóm, làng cho nên đây cũng đã là một cách sàng lọc, lựa chọn khách hàng
một cách hiệu quả và chính xác, chọn ra được những khách hàng có tư cách tín dụng tốt cho ngân hàng.
Thứ hai; cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội
Đó là các tổ chức như Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ,...ngân hàng cần có mối liên kết hết sức chặt chẽ đối với các tổ chức này. Các tổ chức này có thể xây dựng những chương trình, dự án kinh tế để thực hiện triển khai trong phạm vi hoạt động của hội mình. Ngân hàng xem xét, thẩm định dự án xem có hiệu quả hay không để tiến hành giải ngân. Các tổ chức này phải có trách nhiệm sàng lọc, lựa chọn các thành viên có đủ tiêu chuẩn thực hiện dự án và phải sát sao quản lý nguồn vốn vay cùng với ngân hàng. Các tổ chức chính trị này sẽ là cầu nối trung chuyển, là trung gian quan hệ giữa ngân hàng và các hộ. Việc thu nợ gốc, thu lãi vay ngân hàng có thể bàn giao một phần nào đó cho các tổ chức này.
- Nghệ An tuy địa bàn rộng nhưng hiện nay hệ thống cung ứng vật tư cho hộ sản xuất đã phát triển đến tất cả các huyện, thị. Nhìn chung các công ty vật tư tỉnh, trạm vật tư huyện có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An đều kinh doanh có hiệu quả.
- Nhu cầu vốn mua vật tư của hộ sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhu cầu vốn sản xuất. Do đó, nếu đáp ứng đủ vốn cho đơn vị cung ứng vật tư và kiểm soát tốt quá trình phân phối vật tư đó cho hộ sản xuất, cũng có nghĩa là ngân hàng đã đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn cho hộ sản xuất kinh doanh.
- Quá trình cấp tín dụng cho các công ty vật tư nhập vật tư, công ty giống cây trồng cung ứng cho nông dân theo chiến dịch mùa vụ những năm qua tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An đã có nhiều kinh nghiệm.
Tuy vậy, để mở rộng và phát triển vững chắc phương thức cho vay gián tiếp nói trên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần thực hiện qui trình tín dụng một cách khoa học và thống nhất.
Việc cho vay đối với hộ sản xuất mua vật tư thông qua công ty cung ứng vật tư nên thực hiện theo hướng: công ty cung ứng vật tư vừa là người bao tiêu sản
phẩm cho hộ sản xuất, Ngân hàng chỉ cho vay vào một đầu mỗi là công ty cung ứng vật tư. Thực chất ở đây, ngân hàng thực hiện cấp tín dụng ứng trước cho hộ sản xuất thông qua đơn vị bao tiêu sản phẩm. Bởi vậy, ngân hàng cũng phải cử cán bộ tín dụng giám sát công ty cung ứng vật tư trong quá trình phân phối vật tư đến hộ sản xuất và thu nợ bằng cách khấu trừ vào tiền bán sản phẩm.
3.2.2.2. Phát triển phương thức cho vay đối với mô hình sản xuất có qui trình khép kín
Thực tế đã kiểm chứng, cho vay đối với mô hình sản xuất có chu trình khép kín là phương thức tín dụng hộ sản xuất có hiệu quả, song để phát triển phải xuất hiện mô hình sản xuất đó. Đối với Nghệ An, cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, một số mô hình sản xuất có chu trình khép kín, như: mô hình khai thác đánh bắt và chế biến hải sản, mô hình trang trại chăn nuôi và chế biến xuất khẩu,...đã phát triển và có hiệu quả. Điều đó đã cho phép Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An thực hiện cấp tín dụng cho hộ sản xuất thông qua mô hình sản xuất này. Tuy nhiên, để từng bước mở rộng tín dụng hộ sản xuất thông qua mô hình sản xuất có chu trình khép kín, đòi hỏi qui trình tín dụng phải đồng bộ. Theo đó, ngân hàng phải đáp ứng vốn cho hộ sản xuất ở tất cả các giai đoạn của chu trình sản xuất, từ xây dựng dự án, dự trữ vật tư, chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm,. mới đảm bảo tổ chức sản xuất kinh doanh liên tục không bị gián đoạn.
3.2.2.3. Phối hợp cho vay ngắn hạn với mở rộng cho vay trung, dài hạn để đáp ứng vốn cho hộ sản xuất đầu tư chiều sâu
Tình trạng phổ biến hiện nay, do ngân hàng chưa đáp ứng đủ vốn cho vay trung, dài hạn, nên hộ sản xuất thường sử dụng nguồn vay ngắn hạn để mua sắm phương tiện, công cụ sản xuất. Do đó, nhiều trường hợp dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí gây ra rủi ro do hộ sản xuất không có khả năng trả nợ.
Việc mở rộng cho vay trung và dài hạn để đáp ứng vốn cho hộ sản xuất là vấn đề hết sức cần thiết của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói chung.
Đặc biệt tại địa bàn Nghệ An, việc kinh doanh của hộ sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch dần sang hộ khai thác và sản xuất hàng hoá cần có vốn để mua sắm công cụ và phương tiện sản xuất. Chẳng hạn, khu vực hộ đánh bắt hải sản nếu không giải quyết được nguồn vốn vay trung, dài hạn để mua sắm tàu thuyền thì không thể phát triển. Song vấn đề đặt ra ở đây, việc tạo lập nguồn vốn trung, dài hạn để ngân hàng cho vay là chuyện không mấy dễ dàng. Lâu nay, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, trong sự vận dụng này chỉ cho phép ở một giới hạn nhất định (15-20% nguồn vốn ngắn hạn), nếu vượt qua tỷ lệ cho phép sẽ xẩy ra “lợi bất cập hại” cho ngân hàng. Do vậy, vấn đề có tính chiến lược để mở rộng tín dụng trung và dài hạn đối với hộ sản xuất, ngân hàng phải có chiến lược huy động nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, vấn đề đó có thể xử lý theo các hướng sau đây:
- Đối với khu vực hộ sản xuất đánh bắt hải sản, thì việc mở rộng tín dụng trung và dài hạn phải trên cơ sở kết hợp với các nguồn vốn trung và dài hạn được trung ương cân đối vốn đầu tư.
- Đối với khu vực hộ sản xuất có chu trình sản xuất khép kín, phải kết hợp cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn, vận dụng phương thức cho vay theo công đoạn sản xuất, cho vay công đoạn sau để thu hồi nợ cho vay công đoạn trước.
- Đối với khu vực sản xuất hàng hoá theo mô hình dự án, phải huy động vốn trung và dài hạn bằng phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích để bổ sung nguồn cho vay.
- Đối với dự án phát triển vùng và tiểu vùng thường có sự tham gia của nhiều loại nguồn vốn: Vốn ngân sách, vốn tài trợ, vốn ngân hàng. Trường hợp này, ngân hàng phải tranh thủ đàm phán với các đối tác tham gia đồng tài trợ để nắm vị thế làm nhiệm vụ uỷ thác giải ngân toàn bộ nguồn vốn đó.
3.2.2.4. Mở rộng cho vay thông qua các công ty cung ứng vật tư và tổ chức bao tiêu sản phẩm cho hộ sản xuất
Đây là hình thức cho vay gián tiếp đến hộ sản xuất của ngân hàng, với qui trình tín dụng có 3 bên tham gia (cho vay tay ba): Ngân hàng cho vay, công ty cung ứng vật tư hoặc đơn vị bao tiêu sản phẩm, hộ sản xuất. Ở Nghệ An thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thực hiện phương thức cho vay này để các công ty vật tư tỉnh, huyện nhập phân bón thuốc trừ sâu, công ty giống cây trồng nhập giống cung ứng cho nông dân. Song thị phần trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng đối với hộ sản xuất còn nhỏ, chương trình tín dụng triển khai không thường xuyên, đánh giá góc độ gắn kết giữa ngân hàng với hộ sản xuất còn mờ nhạt. Do đó, nhìn chung khó đánh giá chuẩn xác kết quả chương trình tín dụng đó đối với hộ sản xuất. Trên chừng mực nhất định, vai trò kiểm soát của ngân hàng để hỗ trợ nông dân sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đúng mục đích bị hạn chế.
Hiện nay việc mở rộng phương thức cho vay đối với hộ sản xuất thông qua đơn vị cung ứng vật tư, phân bón, giống cho nông dân là hết sức cần thiết ở nước ta nói chung và địa bàn Nghệ An nói riêng lại có nhiều khả năng để phát triển, bởi các lý do sau:
Thứ nhất; nghệ An tuy địa bàn rộng nhưng hiện nay hệ thống cung ứng vật tư cho hộ sản xuất đã phát triển đến tất cả các huyện, thị. Nhìn chung các công ty vật tư nông nghiệp, trạm vật tư nông nghiệp huyện, có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT Nghệ An đều kinh doanh có hiệu quả.
Thứ hai; nhu cầu vốn mua vật tư của hộ sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhu cầu vốn sản xuất. Do đó, nếu đáp ứng đủ vốn cho đơn vị cung ứng vật tư và kiểm soát tốt quá trình phân phối vật tư đó cho hộ sản xuất, cũng có nghĩa là ngân hàng đã đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn cho hộ sản xuất kinh doanh.
Thứ ba; quá trình cấp tín dụng cho các công ty vật tư nhập vật tư, công ty giống cây trồng cung ứng cho nông dân theo chiến dịch mùa vụ những năm qua tại NHNo&PTNT Nghệ An đã có nhiều kinh nghiệm.
Tuy vậy, để mở rộng và phát triển vững chắc phương thức cho vay gián tiếp nói trên, NHNo&PTNT cần thực hiện qui trình tín dụng một cách khoa học.
Việc cho vay đối với hộ sản xuất mua vật tư thông qua công ty cung ứng vật tư nên thực hiện theo hướng: công ty cung ứng vật tư vừa là người bao tiêu sản phẩm cho hộ sản xuất, ngân hàng chỉ cho vay vào một đầu mối là công ty cung ứng vật tư. Thực chất ở đây, ngân hàng thực hiện cấp tín dụng ứng trước cho hộ sản xuất thông qua đơn vị bao tiêu sản phẩm. Bởi vậy, ngân hàng cũng phải cử cán bộ tín dụng giám sát công ty cung ứng vật tư trong quá trình phân phối vật tư đến hộ sản xuất và thu nợ bằng cách khấu trừ vào tiền bán sản phẩm.