Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84)

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Huy động tối đa mọi nguồn lực, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2010; tạo cơ sở để trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; quyết tâm đưa Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước. Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân không ngừng được nâng cao, có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh. [21]

3.1.1.2. Các chỉ tiêu cụ thể

- GDP/người tính theo USD giá hàng hoá đạt khoảng 850-1.000 USD vào năm 2010 và trên 3.100 USD vào năm 2020, bằng 1,1 lần mức bình quân của cả nước (GDP/người của cả nước năm 2020 khoảng 2.850 USD theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển).

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2006-2010 đạt 12- 13% (trong đó công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng tương ứng: là 19 - 20,7%; 11 - 11,5%; 5 - 5,5%); giai đoạn 2011 - 2020 đạt 12 - 12,5% (trong đó công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng tương ứng là: 13 - 13,5%; 14 - 14,5%; 4,5 - 5%).

- Cơ cấu kinh tế được hình thành theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh giai đoạn sau 2010. Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 39%, dịch vụ 37% và nông - lâm nghiệp - thủy sản khoảng 24%. Năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng là 43-43,5%, 43- 43,5% và 13,5-14%.

- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, hình thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2010 trên 350 triệu USD, năm 2020 khoảng 1.900 triệu USD. Đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 20-21% trong cả thời kỳ 2006-2020. Độ mở của nền kinh tế (tính theo kim ngạch XK/GDP) cải thiện đáng kể, đạt 17-18% năm 2020.

- Phấn đấu mức thu ngân sách theo giá hiện hành trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng 24-25% trong cả thời kỳ 2006-2020, năm 2010 đạt khoảng 5.000- 5.500 tỷ đồng, chiếm 11,5% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 47.400 tỷ đồng, chiếm 18,4% GDP.

3.1.2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Ngành công nghiệp

* Quan điểm phát triển

Phát triển công nghiệp Nghệ An phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam, gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ. Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững gắn với bảo vệ môi trường, chủ động hội nhập quốc tế và hợp tác với các địa phương trong và ngoài vùng. Tập trung nguồn lực cho các phân ngành, sản phẩm công nghiệp trọng điểm đã được xác định là khâu đột phá. Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp phải đi liền với quy hoạch phát triển các cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu khác như: nhà ở, trường học, cơ sở y tế, thể thao...nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động.

* Mục tiêu phát triển công nghiệp

- Nhịp độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng bình quân giai đoạn

2006 - 2010 đạt 18,9 - 20,7%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,2%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,2%/năm.

- Đến năm 2020, công nghiệp chiếm khoảng 23-24% GDP. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, đạt trên 88% vào năm 2020.

3.1.2.2. Ngành Nông - Lâm -Thủy sản

* Quan điểm phát triển

Phát huy mọi nguồn lực để phát triển nông - lâm - thủy sản và nông thôn, coi đó là cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện để tiến hành CNH - HĐH nền kinh tế của tỉnh. Phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn. Phát triển kinh tế hàng hoá gắn với thị trường, khắc phục tình trạng kinh tế tự phát, tự cung tự cấp, nhỏ lẻ. Phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội: phát triển nhanh và bền vững phải gắn với ổn định xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân, xoá đói giảm nghèo thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền nông thôn. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại: kế thừa kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phân công lại lao động trong nông thôn.

* Phương hướng phát triển chung

Đưa nông nghiệp và nông thôn Nghệ An ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống của nông dân, góp phần giảm chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng. Đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành nông nghiệp trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành một số vùng cây công nghiệp tập trung với quy mô lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đưa chăn nuôi trở thành ngành chính, đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc ở

các huyện miền núi; đẩy mạnh phát triển các loại rau thực phẩm, hoa cây cảnh nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho người tiêu dùng; tăng nhanh giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác. Khai thác, sử dụng có hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp. Phát triển thuỷ sản một cách toàn diện, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng, chú trọng mở rộng nuôi trồng trên biển; đưa nhanh diện tích mặt nước các hồ đập lớn vào nuôi trồng thuỷ sản. Từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng nhanh hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp. Mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

*Một số chỉ tiêu cụ thể:

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất để đạt mức tăng trưởng bình quân 5,3%/năm giai đoạn 2006-2010; 5,2%/năm giai đoạn 2011 - 2015; 4,9%/năm giai đoạn 2016-2020.

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, đưa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 40-50%, giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006-2010, trên 50% giai đoạn 2011-2020; tăng nhanh giá trị sản xuất ngành thuỷ sản, để ngành thuỷ sản chiếm trên 15% sản xuất nông - lâm - ngư giai đoạn 2011-2020.

- Đến năm 2020, sản lượng lương thực đạt khoảng 1,4 triệu tấn (trong đó lúa khoảng 1 triệu tấn), tổng đàn trâu, bò đạt 1.480 ngàn con, tổng sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng đạt 106 ngàn tấn.

3.1.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng

Căn cứ vào qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng vùng đã phê duyệt, tập trung giải quyết những khâu kết cấu hạ tầng yếu kém, ách tắc đang cản trở sự phát triển. Có chính sách hỗ trợ các vùng khó khăn, vùng miền núi dân tộc, xây dựng “điện, đường, trường, trạm” tạo cho các vùng đều phát triển, có trọng điểm, có ưu tiên từng bước hình thành khu công nghiệp. Về thuỷ lợi thường xuyên làm tốt công tác duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống hồ đập để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Tiếp tục nâng cấp hệ thống thủy nông Bắc và thủy nông Nam đảm bảo tưới ổn định cho 70.000 ha. Tiếp tục thực hiện chương trình bê tông hoá kênh mương, đặc biệt chú trọng kênh cấp I và cấp II.

Phát triển hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu chủ động cho vùng chuyên canh lạc, vùng cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung (kể cả ở vùng trung du, miền núi).

Củng cố hệ thống đê biển, đê sông một cách vững chắc để chống sạt lở ven biển, ven sông.

3.1.2.4. Dịch vụ tài chính - Ngân hàng

Dịch vụ tài chính - Ngân hàng là dịch vụ nền tảng và là dịch vụ đầu vào cho các ngành khác trong nền kinh tế, hướng phát triển trong thời gian tới là:

Tạo điều kiện và đảm bảo cho các tổ chức tín dụng (quốc doanh, cổ phần,...) hoạt động, kinh doanh theo nguyên tắc thị trường vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Tạo thuận lợi thu hút các ngân hàng lớn trong và ngoài nước, các công ty chứng khoán, công ty kiều hối thành lập các chi nhánh tại Nghệ An, khuyến khích phát triển hình thức ngân hàng cổ phần, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở góp phần tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế. Phấn đấu tổng mức huy động vốn trên địa bàn qua kênh ngân hàng hàng năm tăng đáp ứng nhu cầu về vốn trong thời kỳ quy hoạch; nâng dần tỉ lệ vốn cho vay trung và dài hạn lên trên 50% phục vụ cho đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm của tỉnh.

Thu hút các thành phần kinh tế tham gia thị trường dịch vụ tài chính. Đổi mới phong cách giao tiếp trong hệ thống tài chính để các dịch vụ này được cung cấp theo một phong cách thực sự văn minh, hiện đại và lịch sự.

- Phát triển thị trường chứng khoán.

lượng, trình độ các dịch vụ tài chính, ngân hàng đạt tới các tiêu chuẩn của khu vực và tiến tới đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Mở rộng và phát triển đa dạng các dịch vụ bảo hiểm. Phổ cập dịch vụ bảo hiểm trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Khai thác hiệu quả thị trường bảo hiểm đối với cả cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức, nhất là trong giai đoạn sau 2010 khi nhu cầu đối với dịch vụ này lớn hơn do nền kinh tế tỉnh đạt trình độ phát triển cao hơn. Mở rộng các loại dịch vụ bảo hiểm trong mọi lĩnh vực sản xuất, đời sống, tập trung vào bảo hiểm vận tải, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tiền gửi, tiền vay, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế tự nguyện. Có cơ chế ưu đãi để khuyến khích phát triển bảo hiểm nông dân. Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ chương trình nông - lâm - ngư.

- Hiện đại hoá công nghệ thông tin trong quản lý nghiệp vụ tài chính [21]

3.1.3.Định hướng phát triển chung của NHNo&PTNT Việt Nam và chi nhánh Nghệ An

3.1.3.1. Định hướng phát triển chung của NHNo&PTNT Việt Nam

Năm 2013 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công

nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. Năm 2013, Agribank phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là: so với năm 2012, nguồn vốn tăng từ 11% - 13%; dư nợ tăng 9%- 11%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 5%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 10%; hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn quốc tế.

* Định hướng đến năm 2020.

- Nguồn vốn tăng trưởng từ 16-18%/năm - Dư nợ tăng trưởng từ 14-16%/năm - Nợ xấu dưới 5%/tổng dư nợ.

- Dư nợ trung, dài hạn chiếm khoảng 40%/tổng dư nợ.

- Dư nợ khu vực nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng bình quân 18-20%/năm, giữ vững tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm70%/tổng dư nợ. Trong đó dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân chiếm tỷ trọng khoảng 55%/tổng dư nợ, tăng suất đầu tư để nâng mức dư nợ bình quân/hộ đạt 50 triệu đồng trên hộ. [18]

3.1.3.2. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Nghệ An

* Mục tiêu tổng quát

"Tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo trong đầu tư tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên thị trường tài chính nông thôn, đồng thời chú trọng thị trường đô thị, luôn mã i là người bạn đồng hành thuỷ chung và tin cậy của hàng vạn hộ sản xuất và doanh nghiệp. Đổi mới toàn diện và nâng cao chất lượng các mặt hoạt động, bảo đảm an toàn, hiệu quả." [16,tr 12]

* Về huy động vốn

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn cả nội và ngoại tệ tại địa phương để tăng số dư bình quân trên một cán bộ, với nhiều hình thức huy động, đa dạng hoá sản phẩm, điều hành lãi suất nhanh nhạy, linh hoạt, thận trọng, phù hợp với thị trường, chủ động tiếp cận những khách hàng lớn, các dự án, đền bù giải phóng mặt bằng. Triển khai kịp thời các sản phẩm tiết kiệm, giấy tờ có giá dự thưởng nhân các ngày lễ lớn, tập trung khai thác nguồn vốn chủ yếu từ dân cư.

- Tiếp tục thực hiện tốt các văn bản liên ngành phối hợp với Cục Thuế, Kho bạc, BHXH, Hải quan trong việc thu ngân sách, chi trả BHXH, giữ vững mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, để tăng nguồn vốn tiền gửi, tiếp cận các Ban dự án, doanh nghiệp thi công dự án, v.v.để khai thác vốn và mở rộng cho vay. Đồng thời, tranh thủ nguồn vốn các dự án UTĐT, nguồn vốn dài hạn của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam để tham gia đồng tài trợ các dự án lớn.

* về sử dụng vốn

- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Nghị định 41/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, lấy địa bàn nông nghiệp nông thôn và kinh tế hộ là đối tượng phục vụ chủ yếu. Tập trung ưu tiên đầu tư vốn cho các dự án có hiệu quả của hộ sản xuất và kinh doanh có qui mô trang trại và sản xuất hàng hoá tập trung, xây dựng nông thôn mới, cho vay XKLĐ, cho vay mua sắm phương tiện, đầu tư làng nghề, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, dịch

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w