thôn Nghệ An.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số ngân hàng tỉnh bạn, về đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó có đầu tư cho hộ sản xuất kinh doanh, và xuất phát từ thực tiễn tại chi nhánh trong nhiều năm qua có thể rút ra một số kinh nghiệm nhằm vận dụng để xây dựng các cơ chế, chính sách tín dụng của NHo&PTNT Nghệ An và đối với sự phát triển của hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn như sau:
Một là; chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam, đặc biệt trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao vị thế của Agribank.
Hai là; trên cơ sở tổ chức phân tích tài chính và duyệt đề án kinh doanh đến từng ngân hàng cơ sở để thống nhất mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh, từ đó xây dựng giải pháp phối hợp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả ngay từ đầu năm, kiên quyết trong việc giao chỉ tiêu kế hoạch. Thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường tiền tệ, thị trường lãi suất, để điều hành hoạt động kinh doanh vừa linh hoạt, kịp thời, thận trọng, đảm bảo tính nhất quán, xử lý thông tin nhanh nhạy, tạo khả năng thích ứng trước diễn biến nhiều chiều của nền kinh tế.
Ba là; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt kỷ cương trong chỉ đạo, quản trị, điều hành, tạo sự đồng thuận cao từ tỉnh đến cơ sở.
Bốn là; đổi mới công tác giao khoán, quyết toán khoán đến từng bộ phận và từng người lao động được coi là giải pháp điều hành có hiệu quả kể cả trước mắt và lâu dài.
Năm là; phối kết hợp giữa các phòng chuyên đề trong công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ đem lại hiệu quả cao. Kiên quyết xử lý dứt điểm các sai sót được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, làm tốt công tác cảnh báo rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả.
Sáu là; xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ nănglực trình độ là công việc thường xuyên liên tục, kể cả trước mắt và lâu dài. Chú trọng công tác rèn luyện, nâng cao đạo đức phẩm chất cho cán bộ để mỗi cán bộ là một tuyên truyền viên tiếp thị Marketing, chăm sóc khách hàng, mở rộng các dịch vụ sản phẩm mới.
Bảy là; tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, qua đó nhân rộng điển hình tiên tiến, nhằm động viên khuyến khích toàn thể cán bộ CNV nổ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ được giao, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện mục tiêu chung.
Tám là; thường xuyên tranh thủ được sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, các phương tiện thông tin đại chúng, sự chỉ đạo của Đảng uỷ doanh nghiệp, chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An và NHNo&PTNT Việt Nam, luôn tạo sự đoàn kết nội bộ, sự đồng thuận từ lãnh đạo cho đến nhân viên, tạo thành sức mạnh tổng hợp vượt qua những khó khăn thách thức.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở chương 1, tác giả đã nghiên cứu cơ sở luận về mở rộng cho vay hộ sản xuất, các phương thức cho vay đối với hộ sản xuất, vai trò hộ sản xuất trong phát triển kinh tế, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Nêu rõ sự cần thiết phải mở rộng cho vay hộ sản xuất cũng như các tiêu chí đánh giá, những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay hộ sản xuất. Tác giả còn nghiên cứu kinh nghiệm trong công tác tín dụng đối với hộ sản xuất của một số ngân hàng bạn và rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN