phương, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội
Xuất phát từ thực tiễn cho thấy: bài học gần dân, tranh thủ sự chỉ đạo đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương luôn là bài học kinh nghiệm đưa đến thành công. Ngân hàng cần phải kết hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác khuyến nông trên địa bàn nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả đầu tư.
Thông qua sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể giúp ngân hàng tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành, mở rộng tín dụng cho các hộ vay vốn phát triển đời sống. Mối quan hệ giữa ngân hàng và chính quyền địa phương trên địa bàn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai cho vay thông qua phương thức tổ nhóm, cho quá trình đầu tư tín dụng của ngân hàng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của NHNo&PTNT Nghệ An và nhiệm vụ chính trị trên địa bàn. Đối với chính quyền địa phương thì thông qua ngân hàng, nhờ nguồn vốn của ngân hàng sẽ giúp kinh tế trên địa bàn phát triển và cũng nhờ thông tin kịp thời của ngân hàng, chính quyền địa phương nắm bắt kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ trên địa bàn mình, từ đó có các biện pháp kịp thời để điều chỉnh cơ cấu kinh tế địa phương có hiệu quả hơn. Đối với ngân hàng thì nhờ có sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương thì hoạt động cho vay mới có hiệu quả và còn giúp ngân hàng biết được những thông tin kịp thời nhằm ngăn chặn và xử lý những món vay có tình trạng xấu. Thêm vào đó nhờ vào mối quan hệ mật thiết với chính quyền mà cán bộ tín dụng của ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn đối tượng để cho vay và xác định tư cách của người vay, tài sản thế chấp trong trường hợp cho vay có thế chấp tài sản, nhất là quá trình quản lý và đôn đốc trả nợ. Như vậy, quá trình đầu tư gắn chặt với sự có mặt của chính quyền địa phương thì công tác cho vay sẽ được triển khai rộng rãi,
hiệu quả hơn và vốn của ngân hàng cũng được đảm bảo.
Để đảm bảo được mối quan hệ trên ngân hàng phải thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động tín dụng hàng năm, những tồn tại và nguyên nhân, từ đó để tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của chính quyền địa phương và các đoàn thể trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng trong phạm vi toàn huyện. Mỗi cán bộ tín dụng không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình mà phải trở thành người trợ lý đắc lực của chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn hộ vay vốn. Đây cũng là cách để NHNo&PTNT Nghệ An tiếp cận với hộ sản xuất, nắm bắt kịp thời nhu cầu, đối tượng, khả năng vay vốn của hộ từ đó có điều kiện mở rộng và nâng cao tín dụng hộ sản xuất.
Thực tiễn trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, luôn tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các tổ chức chính trị và đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh...và sự giúp đỡ của các ban ngành, nên đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình và trong việc mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất nói riêng.