Kết hợp cho vay và bảo hiểm tiền vay

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107)

Đầu tư vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, rủi ro bất khả kháng xẩy ra rất cao, thiệt hại lớn đối với cả ngân hàng và hộ vay vốn. Vì vậy ngoài việc xử lý theo qui định hiện hành như (khoanh nợ, xoá nợ, cơ cấu lại nợ...) Khi cho vay cán bộ tín dụng cần tích cực tuyên truyền, vận động khách hàng tham gia bảo hiểm tính mạng và bảo hiểm tài sản bảo đảm, để đề phòng khi có bất trắc rủi ro xẩy ra, thì có bảo hiểm thanh toán số tiền đã cam kết khi khách hàng tham gia bảo hiểm, vừa giảm thiệt hại cho khách hàng và giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Thực tiễn những năm gần đây Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An đã triển khai dịch vụ này tương đối tốt, đây là một thị trường đầy tiềm năng, chính vì vậy ngân hàng cần phát huy tốt hơn nữa, tăng cường tuyên truyền vận động để hộ dân tích cực tham gia bảo hiểm khi vay vốn, qua đây ngân hàng vừa tăng được khoản thu dịch vụ bảo hiểm, đồng thời hạn chế được rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.

3.2.7. Tăng tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất, tăng suất đầu tư.

Thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách “Tam nông”, chú trọng đầu tư vào khu vực Nông nghiệp, Nông thôn. Cơ cấu tín dụng một cách hợp lý, nâng tỷ trọng dư nợ cho vay khu vực này chiếm từ 85% - 90%/ tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân chiếm từ 75% - 80% /tổng dư nợ. Chủ động tiếp cận khách hàng dưới nhiều hình thức: Cán bộ trực tiếp điều tra, khảo sát khách hàng; thông qua hội nghị khách hàng; Qua các tổ chức chính trị như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh...để lựa chọn xem xét cho vay khi khách hàng có nhu cầu và dự án hiệu quả.

+ Đối với hộ sản xuất và cá nhân: Thực hiện tăng diện hộ và suất đầu tư; kết hợp nhiều hình thức chuyển tải vốn như: Cho vay trực tiếp, cho vay qua tổ, giao tay ba qua các đơn vị cung ứng vật tư.. .nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng một cách kịp thời và thuận tiện nhất. Thực hiện giao khoán đến từng cán bộ tín dụng về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với hộ sản xuất, tăng cả về doanh số, và chỉ tiêu tăng trưởng khách hàng, tháng, quí và năm. Đồng thời có cơ chế khuyến khích, khen thưởng, động viên đối với những cán bộ tín dụng có thành tích trong công tác tăng trưởng dư nợ, tăng trưởng khách hàng hộ sản xuất.

3.2.8. Mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng

Mở rộng qui mô tín dụng là một vấn đề rất quan trọng đối với bất cứ NHTM ở Việt Nam nói chung, và đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An nói riêng, vì thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An chiếm trên 90% tổng thu nhập. Đây là vấn đề tồn tại và phát triển của chính bản thân ngân hàng trong quá trình đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng cao. Tuy vậy, việc mở rộng tín dụng luôn đặt ra vấn đề phải nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động của ngân hàng thương mại hiện nay, việc nóng bỏng của ngành. Trên phương diện chất lượng và hiệu quả tín dụng để xem xét, việc mở rộng tín dụng bằng cách mở rộng đối tượng đầu tư, đầu tư theo dự án khép kín từ sản xuất - chế biến- tiêu thụ sản phẩm, thì nói chung phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư làm

thước đo; đầu tư nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, chế biến, dịch vụ, lưu thông.đồng thời phải chú ý năng lực quản lý, tư chất của người vay. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, thì hiệu quả kinh tế xã hội của một khoản vay là mức tăng trưởng lợi nhuận, là mức tăng việc làm do sử dụng vốn mà có. Hiểu theo khía cạnh chủ thể tham gia trong quá trình cho vay, thì hiệu quả kinh tế xã hội của khoản vay phải được đánh giá bao gồm cho bản thân khách hàng, cho xã hội và cho chính bản thân ngân hàng.

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, việc mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất, phải phối hợp với quá trình đầu tư để xây dựng các vành đai nguyên liệu, cho công nghiệp chế biến nông sản sau thu hoạch; đồng thời phải phối hợp với quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là hạ tầng điện, đường, trường, trạm và tạo khả năng tiếp cận thị trường cho khu vực nông nghiệp và nông dân. Việc cho vay mua sắm các ngư cụ, tàu thuyền đánh bắt xa bờ, phát triển kinh tế trang trại, đổi mới giống cây trồng, vật nuôi phải kết hợp cho vay ngắn hạn với cho vay trung và dài hạn để tạo nên cơ cấu tín dụng phù hợp; lấy mở rộng tín dụng ngắn hạn để tạo điều kiện phát huy hiệu quả cho vay trung và dài hạn; và ngược lại, mở rộng tín dụng trung và dài hạn để hỗ trợ tín dụng ngắn hạn đem lại hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng hộ sản xuất, vấn đề nâng cao khả năng thẩm định dự án vay vốn phải được xem là yếu tố “cốt tử”. Lâu nay, đa số cán bộ tín dụng luôn xem yếu tố có tài sản thế chấp hoặc có bảo lãnh là điều kiện đảm bảo hiệu quả và chất lượng tín dụng. Đó là nhận thức mơ hồ, sai lầm. Họ đã quên rằng, khả năng duy nhất để hộ sản xuất vay vốn trả được nợ là hiệu quả sản xuất do sử dụng vốn vay mà có. Việc thu nợ bằng phát mại tài sản thế chấp chỉ là “hạ sách” của một ngân hàng cho vay. Chỉ xét riêng phương diện lợi ích cục bộ của ngân hàng (là thu được nợ), thì việc phát mại tài sản thế chấp để thu nợ, nhiều khi lại không thực hiện được, thậm chí gây tai hoạ thêm cho ngân hàng phải bỏ chi phí bảo quản tài sản thế chấp. Hơn nữa, việc cho vay đối với hộ sản xuất đang có xu hướng xoá dần qui định phải có tài sản thế chấp (hiện nay hộ dân vay đến 50 triệu đồng không phải thế chấp tài sản) thì việc nâng cao khả năng thẩm định dự án kinh doanh, kiểm

tra trong quá trình sử dụng vốn vay không những là yếu tố “cốt tử” mà là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng đối với khu vực này. Chỉ có thông qua thẩm định dự án vay vốn, ngân hàng mới đánh giá đúng thực trạng tài chính và khả năng trả nợ của người vay để quyết định cho vay hay không cho vay.

Bên cạnh việc áp dụng biện pháp thẩm định dự án trước khi cho vay, ngân hàng còn phải áp dụng nhiều biện pháp cần thiết khác như đánh giá tư cách người vay, kiểm soát sử dụng vốn vay của hộ sản xuất để đạt mục tiêu duy nhất là nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng.

Tuy nhiên, để mở rộng tín dụng và nâng cao được chất lượng tín dụng thì ngoài yếu tố các cơ chế chính sách, vấn đề đầu tiên phải quan tâm là yếu tố con người được giao thực hiện các nhiệm vụ đó. Đây là đội ngũ cán bộ trực tiếp liên quan đến quá trình xử lý nghiệp vụ tín dụng. Trong điều kiện nào đi chăng nữa, thì nâng cao năng lực nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp là một yêu cầu cấp bách trong quá trình hoạt động của ngân hàng, vì đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đến chất lượng tín dụng. Thực tế hiện nay ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng, trình độ không đồng đều, ở một số huyện miền núi còn bất cập với yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng trong cơ chế thị trường. Vì vậy, việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng là một nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong chiến lược phát triển nhân lực của ngân hàng. Bằng các hình thức và biện pháp đào tạo đa dạng để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, sớm đảm bảo tiêu chuẩn hoá từng loại cán bộ cho mục tiêu kinh doanh. Song cùng với giải pháp đào tạo, thường xuyên chăm lo công tác giáo dục chính trị tư tưởng để nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, để đoạn tuyệt hiện tượng rủi ro do xuất phát từ đạo đức của cán bộ ngân hàng. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Đồng thời phải có những chính sách, chế độ khuyến khích vật chất cho cán bộ tín dụng nông thôn, đặc biệt cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn vùng sâu, vùng xa. Tăng cường công tác kiểm soát đảm bảo tiền vay sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. Làm tốt công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, nắm chắc

thông tin về khách hàng, tránh đầu tư trùng lắp, hạn chế được rủi ro.

Hoạt động kinh doanh tín dụng trong cơ chế thị trường “chứa đựng nhiều rủi ro”. Đặc biệt đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với địa bàn hoạt động là nông nghiệp, nông thôn, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, thiên tai bão lụt, hạn hán, dịch bệnh thường xảy ra, nên rủi ro tín dụng khó tránh khỏi. Vì vậy, trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phải vận dụng tổng hợp nhiều biện pháp, để chủ động phòng ngừa, hạn chế mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời thực hiện nghiêm túc việc trích lập qũi dự phòng rủi ro tín dụng đúng và đủ theo qui định trình Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giải quyết, xử lý những món rủi ro kịp thời từ nguồn quỹ dự phòng. Làm cho chất lượng tín dụng phản ánh đúng thực chất hoạt động của ngân hàng.

3.2.9. Tiếp tục đào tạo nâng cao và phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự sống còn của một ngân hàng. Do vậy, ngay từ khâu tuyển dụng ban đầu cần phải chú trọng và nâng cao chất lượng đầu vào. Bên cạnh đó phải luôn chăm lo công tác đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ, trang bị kiến thức tổng hợp cho cán bộ nói chung và đội ngũ cán tín dụng nói riêng. Bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng, tăng cường lực lượng lao động cho hoạt động tín dụng: Căn cứ vào năng lực, sở trường, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng để sắp xếp vào các địa bàn thích hợp nhằm phát huy hết năng lực, thế mạnh, sở trường của từng cán bộ, trên cơ sở đó nâng cao năng suất lao động, mở rộng tín dụng. Những địa bàn có doanh số hoạt động lớn cần tăng cường thêm cán bộ tín dụng để giảm bớt sự quá tải, mở rộng cho vay, nâng cao chất lượng quản lý dư nợ.

Kiện toàn đội ngũ cán bộ hiện có, tăng cường giáo dục phẩm chất cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho cán bộ tín dụng: Trong mọi lĩnh vực, yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định. Đối với chất lượng tín dụng thì trước hết do chính cán bộ trực tiếp làm nghiệp vụ tín dụng quyết định.

Cán bộ tín dụng hàng ngày phải xử lý nghiệp vụ có tính tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, gặp gỡ trực tiếp với nhiều đối tượng khách hàng, đối mặt với nhiều loại cám dỗ, có nhiều cơ hội để có thể thực hiện những hành vi vụ lợi...vì vậy người cán bộ tín dụng cần phải được tuyển chọn cẩn trọng, được bố trí hợp lý, được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, được giáo dục rèn luyện và phải đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:

+ Phải có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cao: Người cán bộ tín dụng hơn ai hết phải có phẩm chất đạo đức tốt, không để bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, phải biết coi sự nghiệp, danh dự bản thân và lợi ích của ngân hàng là trên hết. Đồng thời phải có trách nhiệm nghề nghiệp cao để không quản ngại khó khăn, thực hiện có chất lượng công việc được giao.

+ Phải có kiến thức, trình độ nghiệp vụ tinh thông: Đội ngũ cán bộ tín dụng hiện nay của NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An, về mặt trình độ nghiệp vụ không đồng đều; ở một số huyện miền núi trình độ còn bất cập, một số cán bộ lớn tuổi do ảnh hưởng cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, khi chuyển sang cơ chế thị trường vẫn không thích ứng được. Nhiều cán bộ tín dụng yếu cả về nghiệp vụ chuyên môn, cả về kiến thức xã hội, pháp luật, kỹ năng đàm phán, nên xử lý công việc lúng túng, đại khái, thậm chí có trường hợp không hiểu được đúng các văn bản, chế độ, nên đã tạo ra các khoản tín dụng có chất lượng kém.

+ Phải có bản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp.

+ Có sự tín nhiệm của khách: Điều này thể hiện phẩm chất đạo đức và khả năng giao tiếp với khách hàng.

+ Có khả năng dự báo các vấn đề kinh tế, sự phát triển cũng như triển vọng của nó. Đây chính là tầm nhìn của mỗi cá nhân nhưng nó lại ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của ngân hàng. Từ kinh nghiệm, có năng lực mà họ có được các dự đoán chính xác thì đó chính là sự sáng tạo của cán bộ tín dụng.

+ Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và có chính kiến. Điều này thể hiện ý chí vươn lên để khẳng định khả năng bản thân. Đồng thời với việc kiện toàn đội ngũ

cán bộ tín dụng, phải tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm cho cán bộ tín dụng.

+ Cần mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng cho vay kinh tế hộ cho đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng.

+ Hàng năm, hoặc định kỳ nên mở các cuộc hội thảo có mời thêm chuyên gia của các ngành kinh tế liên quan như Nông - Lâm nghiệp, cán bộ quản lý của ngân hàng cấp trên, tổ chức hội thảo về kiến thức, kinh nghiệm nghiệp vụ nội và ngoại ngành để đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, tìm ra những giải pháp nghiệp vụ có hiệu quả, thích hợp cho từng loại hình khách hàng, từng ngành sản xuất. Đặc biệt chú ý đến các hình thức, phương thức tín dụng mới, các đối tượng vay mới.

+ Định kỳ cần tổ chức phong trào viết về các sáng kiến, kinh nghiệm, qua thực tế, nhằm nắm bắt được thực lực nhận thức của mỗi cán bộ ngân hàng trong nghiệp vụ được giao, từ đó, có thể phổ biến rộng rãi kinh nghiệm hay để áp dụng trong đơn vị hoặc toàn ngành.

Mặt khác thường xuyên có sự đánh giá, phân loại chất lượng cán bộ từ cán bộ quản lý điều hành (trưởng, phó phòng) đến cán bộ tín dụng, qua đó chăm lo giáo dục cán bộ về đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của từng người và từng công việc được giao, coi trọng hiệu quả vốn đầu tư và xem chất lượng tín dụng là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá cán bộ. Bên cạnh đó, cần có chính sách đãi ngộ, để khuyến khích cán bộ trẻ yên tâm công tác tại những huyện miền núi cao.

3.2.10. Mở rộng mạng lưới, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất

Do đặc thù của tín dụng nông nghiệp, nông thôn là hoạt động trên địa bàn rộng lớn phân tán, nên ngân hàng cần có tổ chức hệ thống mạng lưới rộng khắp để đáp ứng một cách đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của các tổ chức và cá nhân. Hiện

Một phần của tài liệu 0112 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w