2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch - Ngân hàng thương mại cổphần Ngoại thương Việt Nam phần Ngoại thương Việt Nam
2.2.1.1. Sự tác động của việc ra đời Thông tư 02
Ngày 21-01-2013, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các TCTD. Văn bản này thay thế cho Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của TCTD và một số văn bản khác liên quan.
Thứ nhất, đối tượng áp dụng của Thông tư 02 chỉ là NHTM, TCTD phi ngân hàng và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay vì TCTD nói chung ở Quyết định 493.
Số dư Tỷ trọng % Số dư Tỷ trọng % Số dư Tỷ trọng %
Thứ hai, Thông tư 02 mở rộng định nghĩa thêm các khoản vay, bao gồm thêm: các khoản vay bằng thẻ tín dụng; các khoản mục ngoại bảng; đầu tư vào trái phiếu công ty chưa niêm yết; đầu tư ủy thác và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác. Với định nghĩa mới này, các TCTD sẽ phải thận trọng và cân nhắc hơn khi cho vay cũng như trích lập dự phòng.
Thứ ba, bổ sung vai trò của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC). Các TCTD phải thường xuyên thực hiện thu thập, khai thác thông tin, số liệu và quản lý chất lượng tín dụng của khách hàng từ CIC. Mỗi quý một lần, các TCTD phải gửi cho CIC kết quả tự phân loại nợ để CIC tổng hợp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất, sau đó TCTD sẽ sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ khách hàng do CIC cung cấp để điều chỉnh kết quả tự phân loại của mình và trích lập đủ số dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định. Quy định mới này sẽ dẫn tới sự thống nhất trong việc phân loại nhóm nợ đối với một khách hàng cụ thể và do đó tránh tình trạng khách hàng có nợ xấu tại NHTM này có thể tiếp tục vay tại NHTM khác làm gia tăng rủi ro hệ thống.
Thứ tư, Thông tư 02 yêu cầu các TCTD cần phân tích chất lượng tín dụng theo phương pháp định lượng (kể cả khi thực hiện phân loại theo phương pháp định tính vẫn phải tiến hành phân loại song song với phương pháp định lượng trong thời gian tối thiểu 05 năm và phải báo cáo NHNN và được NHNN chấp thuận), để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong trích lập dự phòng rủi ro cho ngân hàng thông qua kết quả phân loại thống nhất từ CIC.
Thứ năm, Thông tư 02 yêu cầu các TCTD cần phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá khách hàng dựa trên các tiêu chí về định tính và định lượng và hệ thống này cần phải được cập nhật hằng năm. Việc xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ cải thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, do đó giảm chi phí dự phòng và xóa nợ.
Như vậy, với các quy định mới chặt chẽ hơn, Thông tư 02 sẽ đưa việc phân loại nợ xấu cao hơn so với quy định trước đây. Để có thể đáp ứng tốt với những quy định mới mà Thông tư 02 đặt ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói
chung và Sở Giao dịch nói riêng đã chủ động thực hiện các giải pháp trước khi Thông tư có hiệu lực, như điều chỉnh việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, xem xét lại các khoản cấp tín dụng, chuẩn bị các điều kiện đầy đủ của Thông tư...
2.2.1.2. Tỷ lệ nợ xấu
Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm vỡi những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng tín dụng một giai đoạn nào đó thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong những năm tiếp theo. Và Sở Giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật khắc nghiệt này của thị trường.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một trong những ngân hàng tại Việt Nam tiến hành phân loại nợ theo chuẩn quốc tế, số liệu nợ xấu, nợ quá hạn cũng theo tiêu chuẩn, trích lập dự phòng còn vượt nợ xấu vì vậy mà tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và của Sở Giao dịch nói riêng luôn cao hơn so với các ngân hàng khác.
Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng theo chất lượng
1 Nợ cần chú ý 1.130,00 10,45 868,02 766 762,96 58 0 Nợ dưới chuẩn 198,22 78 3^ 219,84 194 213,10 762 Nợ nghi nghờ 51,25 0~ 47^ 122,38 108 269,67 205 Nợ có khả năng mất vốn 030 00 0 81,59 072 73,66 056 Nợ xấu 249,77 23 7 423,81 374 556,43 23^ 4, Tổng dư nợ 10.812,7 5 ĩõõ 11.331,80 100 13.154,4 0 100
3.00ớ/ 2.50ớ/ 2.00ớ/ 2.31ớ/ 1.50ớ/ 1.00ớ/ 0.50/ 0.00/ 2012 2013 2014
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Sở Giao dịch 2012 - 2014)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ nợ nhóm 3 (nợ nghi ngờ) có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Nếu tỷ lệ này vào cuối năm 2012 là 51,25 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã tăng gần 139%, lên thành 122,38 và năm 2014 lại tăng 120%, đạt mức
269,67 tỷ đồng. Mặc dù Ban Giám đốc luôn đề cao việc nâng cao chất lượng tín dụng song song với việc mở rộng tín dụng tuy nhiên con số về nợ nghi ngờ vẫn tăng cao cho thấy tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động cho vay ngày càng tăng.
Nợ có khả năng mất vốn năm 2013 có sự khác biệt rất lớn so với năm 2012, tăng 81,29 tỷ đồng, từ 300 triệu đồng lên đến 81,59 tỷ đồng. Sở dĩ tỷ lệ này tăng nhanh là do hậu quả của tăng trưởng tín dụng nóng ở thời gian trước để lại. Đồng thời, bất động sản đóng băng và kéo dài khiến giá trị tài sản thế chấp của người vay sụt giảm mạnh. Phía ngân hàng không thể đơn phương phát mãi tài sản khiến khoản nợ vay ngày càng xấu thêm. Tuy nhiên, với sự sự quyết liệt thu hồi nợ cùng những giải pháp thích hợp, tỷ lệ nợ nhóm 5 của Sở Giao dịch năm 2014 đã giảm 9,7% xuống thành 73,66 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 chỉ là 2,31% thì năm 2013 tỷ lệ này đã tăng lên thành 3,74% và mức 4,23% ở năm 2014 (vượt ngưỡng 3%). Các khoản nợ xấu của ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay dài hạn và phần lớn là cho vay các doanh nghiệp nhà nước. Giai đoạn 2012 - 2014, nền kinh tế vẫn tiếp tục có nhiều khó khăn nên hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh vẫn gặp nhiều bất lợi, thậm chí là dẫn đến phá sản khiến cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng. Một thực tế khác là nợ xấu của các khoản vay có tài sản đảm bảo lại cao hơn so với các khoản vay không có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, so với tình hình nhìn chung trên thị trường thì con số nợ xấu của Sở Giao dịch vẫn thuộc nhóm trung bình và có thể kiểm soát được.
Năm Chỉ tiêu________ •——— 2012 2014 Tổng dư nợ 10.812,7 5 11.331,8 0 13.154,4 0 Dự phòng rủi ro được trích lập 122,0 7 230,15 289,27 Tỷ lệ DPRR/Dư nợ 1,13% 2,03% 2,20%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Sở Giao dịch 2012 - 2014)
42
2.2.1.3. Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng dư nợ cho vay
Trong những năm qua, Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam rất chú trọng tới công tác trích lập dự phòng theo đúng quy định, số dư quỹ dự phòng của Sở Giao dịch luôn đảm bảo duy trì ở mức an toàn.
Bảng 2.8: Trích lập dự phòng rủi ro của Sở Giao dịch năm 2012 - 2014
dư nợ) qua các năm nên số tiền trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh qua các năm, gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là điều kiện cần thiết để xử lý rủi ro tín dụng, làm sạch báo cáo tài chính. Song việc trích lập thực hiện như thế nào, trích lập bao nhiêu thì phải đảm bảo mục tiêu phản ánh đúng kết quả kinh doanh và vị thế của ngân hàng. Để đảm bảo mức trích hợp lý, một lần nữa công tác thẩm định tín dụng lại được đặt ra, giới hạn tín dụng cấp cho khách hàng cần được xác định ở mức hợp lý và phải gắn với công tác bảo đảm tiền vay.