3.2.5.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng
Thẩm định khách hàng chính xác nhằm góp phần lớn hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Trong thời gian qua, Sở Giao dịch đã phần nào chú trọng đến công tác thẩm định tín dụng, tuy nhiên chất lượng thẩm định còn chưa cao, chưa có các phân tích, đánh giá và dự báo được các biến động của các yếu tố kinh tế tác động đến đối tượng cần phân tích. Vì vậy, trong thời gian tới, Sở Giao dịch cần thực hiện một số giải pháp sau để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.
- Trong quá trình thẩm định, phân tích phương án vay vốn cần phân tích chi tiết, đầy đủ thông tin chứng minh tính khả thi của phương án, nguồn trả nợ của khách hàng. Cần phân tích các vấn đề trọng tâm sau đây:
+ Năng lực pháp lý của khách hàng
+ Hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng trả nợ của dự án
trả nợ, vay vốn của khách hàng
+ Đánh giá các khoản đảm bảo tiền vay
- Cán bộ tín dụng cần phải có các tổng hợp và phân tích các thông tin về: + Những kiến thức cơ bản về thực trạng và các vấn đề đang xảy ra trong các ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ mà ngân hàng đang cho vay
+ Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của đất nước trong thời gian đầu tư vốn như tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và GNP, tỷ lệ lạm phát, cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái ...
+ Sự thay đổi của hệ thống pháp luật, chính sách vĩ mô trong thời gian cho vay
Từ các thông tin cơ bản trên, cán bộ tín dụng đưa ra nhận xét, đánh giá khả năng thích ứng của khách hàng đối với những điều kiện đó, đặc biệt là sự cạnh tranh về kỹ thuật, công nghệ mới. Bên cạnh đó, trong quá trình thẩm định dự án, cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Trên thực tế, nhiều khách hàng cung cấp thông tin cho ngân hàng sai sự thật trong khi công tác thẩm định vẫn chủ yếu dựa vào các báo cáo tài chính của khách hàng. Việc thẩm định tài chính giúp ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư, góp phần hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng.
3.2.5.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế phân cấp phân quyền
Như đã đề cập, nhằm đảm bảo tính khách quan, quyết định tín dụng cần phải được đưa ra bởi bộ phận rủi ro thay vì bộ phận kinh doanh như hiện nay. Để làm được việc này, một cơ chế phân cấp thẩm quyền mới cần phải được thiết lập. Theo đó, khối rủi ro sẽ được ủy quyền ra quyết định tín dụng và thẩm quyền phê duyệt của cá nhân sẽ được chú trọng tăng cường.
Tuy nhiên, mô hình phân cấp thẩm quyền cho khối rủi ro tại ngân hàng được cho là mô hình trong dài hạn. Để có bước đệm cho mô hình này, trong thời gian trước mắt, Sở Giao dịch có thể áp dụng mô hình hai quyết định, có nghĩa là quyết định tín dụng sẽ được đồng thời đưa ra bởi bộ phận kinh doanh và bộ phận rủi ro. Hơn nữa, có sự tham gia của cán bộ rủi ro trong phê duyệt tín dụng sẽ tạo điều kiện
cho việc cải tiến công tác xác định lãi suất khoản vay. Theo đó, định giá lãi suất không đơn thuần dựa trên giá đầu vào của nguồn vốn và các chi phí hoạt động khác mà nó còn đuợc điều chỉnh bởi nhân tố rủi ro của khoản vay. Kết quả là, lãi suất của các khoản vay đối với cùng một đối tuợng khách hàng, cùng một kỳ hạn có thể khác nhau do rủi ro khác nhau. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng thông qua cung cấp một thuớc đo quản lý rủi ro hữu hiệu, đó là lãi suất điều chỉnh rủi ro. Dù vậy, cũng cần phải đề cập đến các khoản vay thể nhân. Do các khoản vay này tuơng đối nhỏ nên không cần thiết phải có sự tham gia trực tiếp của cán bộ rủi ro trong quyết định tín dụng nhung vẫn phải đảm bảo nguyên tắc khách quan khi đua ra quyết định.
3.2.5.3. Thực hiện nghiêm túc việc chấm điểm và hoàn thiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Mô hình xếp hạng tín dụng là một công cụ tối uu quản lý rủi ro trong quá trình
thẩm định và chấm điểm tín dụng. Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam đuợc các
chuyên gia tài chính thuộc WorldBank tu vấn trong xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng
áp dụng tại các chi nhánh, do vậy các mô hình này tuơng đối phù hợp với các tiêu chuẩn
đang sử dụng của nhiều tổ chức tín nhiệm trên thế giới. Mô hình xếp hạng tín dụng của
ngân hàng tuân theo các trình tự, tiêu chí rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, bao gồm hệ thống
các tiêu chí đánh giá, cách quy đổi giá trị sang điểm của tiêu chí đánh giá, cách xếp hạng
tín dụng khách hàng và quan điểm cấp tín dụng theo từng mức xếp hạng.
Hoàn thiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất luợng tín dụng. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, mô hình chấm điểm cần chú trọng đánh giá bổ sung các chỉ tiêu phản ánh những biến đổi trong chính sách của Nhà nuớc ảnh huởng đến doanh nghiệp, và hoàn thiện trong một số chỉ tiêu nhu sau:
- Đối với mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, nhóm các chỉ tiêu phi tài chính đang sử dụng khá phức tạp bao gồm 5 nhóm chỉ tiêu về luu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý, quan hệ tín dụng, các yếu tố bên ngoài và các đặc điểm hoạt động khác. Trong số các nhóm chỉ tiêu này vẫn có những tiêu chí chua thực sự sát với
việc đo lường nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp như: thời gian làm lãnh đạo doanh nghiệp của giám đốc, cung cấp thông tin đầy đủ và đúng hẹn theo yêu cầu của ngân hàng, thu nhập từ hoạt động xuất khẩu, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, uy tín của doanh nghiệp trong nền kinh tế...
- Đối với mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân, do một số chỉ tiêu đánh
giá năng lực tài chính chưa được cập nhật theo kịp với thực trạng nên cán bộ nghiệp vụ
ngại áp dụng vì nếu chấm điểm thì kết quả xếp hạng sẽ cho kết quả cao hơn thực tế. - Chú trọng xây dựng các biện pháp hỗ trợ trong việc xếp hạng tín dụng. Nếu chỉ dựa vào các mô hình chấm diểm xếp hạng tín dụng để đánh giá mức độ biến động của người đi vay thì kết quả có thể vẫn khác xa so với thực tế do sự biến động của điều kiện kinh doanh và không có phương pháp phân tích hay một hệ thống phức tạp để có thể hoàn toàn thay thế được kinh nghiệm cũng như các đánh giá chuyên môn của cán bộ nghiệp vụ. Vì vậy ngân hàng vẫn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người và công nghệ trong xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm giúp quản trị tín dụng một cách hiệu quả.
3.2.5.4. Quản lý, giám sát, kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau cho vay
Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vay vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ.
Những rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do phương án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh dẫn đến khách hàng sử dụng các nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả. Để phòng ngừa những rủi ro này, Sở Giao dịch cần xây dựng và lựa chọn kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Trong việc kiểm tra sử dụng vốn cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá cụ thể về việc sử dụng vốn, về tài sản đảm bảo của khách hàng, kịp thời
phát hiện những rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời.
3.2.6. Tổ chức việc thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin phục vụ hạn chế rủiro tín dụng