HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Như đã phân tích ở trên, cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống và là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và của Sở Giao dịch nói riêng. Để đảm bảo tính bền vững và ổn định, quản lý rủi ro tín dụng luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng căng thẳng, các ngân hàng không những phải cải tiến, nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh và phù hợp với chuẩn mực quốc tế, mà còn phải nỗ lực cải thiện các giải pháp quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng.
Trong bối cảnh hiện tại, Sở Giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển lâu dài, xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm phát huy thế mạnh sẵn có của mình đó là “Chất lượng - Tăng trưởng bền vững - Hiệu quả - An toàn”. Định hướng về công tác quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh cũng là một bộ phận trong định hướng phát triển chung. Cụ thể:
Điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng đều và vững chắc. Mở rộng quy mô gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, nâng cao tỷ trọng nguồn vốn có tính ổn định, có mức lãi suất đầu vào hợp lý. Thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi khả năng kiểm soát, ưu tiên với các khách hàng có tình hình ho ạt động kinh doanh và tài chính lành mạnh, khách hàng tiềm năng, khách hàng gửi vốn lớn tại chi nhánh. Chú trọng đào tạo nâng
cao trình độ cán bộ để tạo ưu thế cạnh tranh bằng chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống cán bộ.
Kiểm soát danh mục đầu tư, từng bước đa dạng hóa cơ cấu tài trợ tín dụng để giảm thiểu rủi ro. Cơ cấu khách hàng sẽ được chuyển dịch phù hợp với xu hướng hiện nay, đó là ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng thể nhân. Tiếp tục đầu tư vào các ngành chiến lược và là thế mạnh của địa bàn. Tập trung cho những lĩnh vực, khu vực, ngành nghề, địa bàn có khả năng sinh lợi và nguồn thu tín dụng lớn, đảm bảo tăng trưởng nhưng an toàn và hiệu quả cao. Tăng cường củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín, tích cực tiếp cận với các khách hàng mới giàu tiềm năng, đa dạng hóa khách hàng đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững.
Đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro, tăng cường hoạt động kiểm soát, hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới. Thực hiện nghiêm túc đánh giá xếp loại khách hàng và phân loại nợ xấu, phân loại các khoản vay, khoản nợ có vấn đề, tiềm ẩn rủi ro để chủ động có các giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Tích cực và quyết liệt trong việc xử lý nợ xấu. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, đảm bảo tính cân dối giữa tài sản nợ và tài sản có.
Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ xử lý nợ, kiên quyết thực hiện bán tài sản hoặc khởi kiện đối với các khoản vay không còn khả năng trả nợ để thu hồi nợ, giải quyết thu hồi các khoản nợ đã được xử lý bằng nguồn dự phòng nhằm làm trong sạch bảng cân đối tài chính.
Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, phấn đấu đạt chỉ số an toàn vốn theo đúng lộ trình quy định của NHNN và tạo tiền đề để thực hiện theo các chuẩn mực, thông lệ của quốc tế. Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 2%.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí và khuyến khích nhân tài cũng như thu hút chất xám từ các khu vực kinh tế phát triển. Tăng cường đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác khách hàng cả về số lượng và chất lượng bằng cách bổ sung đào tạo và đào tạo lại.